Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 61 - 62)

- Việc thiếu những chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khách hàng

2.2.2. Giải pháp về nhân sự

- Trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng, chất lượng cán bộ làm công tác thẩm định có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro và cuối cùng là hiệu quả cho vay của ngân hàng.

vậy nên, trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng đến chất lượng và số lượng đội ngũ làm công tác thẩm định.

- Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro, ngân hàng cần có những chiến lược lâu dài, đảm bảo đạt được những yêu cầu đề ra. Một cán bộ thẩm định giỏi, trước hết họ phải được đào tạo một cách toàn diện các kiến thức về kinh tế, và phi kinh tế như: kỹ thuật, xây dựng…nhưng điều đó là chưa đủ nếu như họ không có đạo đức nghề nghiệp. Làm việc trong môi trường nhiều cám dỗ như lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố đạo đức luôn được đề cao. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện rõ ở: tinh thần, trách nhiệm làm việc, ngoài ra còn được thể hiện ở sự cống hiến và phục vụ tổ chức nơi mình làm việc.

Muốn vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần thựchiện những giải pháp sau: - Khâu tuyển dụng cán bộ đầu vào phải đảm bảo chất lượng:

Có thể nói khâu tuyển dụng cán bộ đầu vào là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng cán bộ của Ngân Hàng. Do vậy, Ngân hàng phải đề ra một quy trình

tuyển dụng phù hợp với thực tế cũng như tránh những tiêu cực xảy ra. việc tuyển dụng không những chỉ chú trọng đến các sinh viên giỏi mới ra trường mà còn phải kể đến các du học sinh trở về nước làm việc. Khi cần thiết, Ngân hàng có thể tham khảo các giảng viên đại học để nội dung đề thi tuyển dụng và các vấn đề phỏng vấn phù hợp với thực tế hơn.

- Bố trí cán bộ một cách hợp lý:

Công tác bố trí cán bộ cũng là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng để mang lại hiệu quả làm việc cao. Sắp xếp cán bộ theo trình độ chuyên môn, năng lực của các cán bộ. Khi phát hiện các cán bộ yếu kém về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cần kiên quyết loại bỏ.

- Có những chính sách bồi dưỡng cán bộ hợp lý:

Kiến thức và trình độ chuyên môn đòi hỏi phải luôn được đào tạo và cập nhật liên tục. Do vậy, các cán bộ thẩm định cần phải được đào tạo và đào tạo lại để luôn trau dồi kiến thức chuyên môn.

Một cán bộ thẩm định giỏi không những am hiểu kiến thức liên quan đến chuyên môn của mình mà còn phải am hiểu những vấn đề liên quan như về luật pháp, kỹ thuật… Do đó, ngân hàng nên có những buổi tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ với nhau cũng như những chuyên gia về các lĩnh vực liên quan.

- Có những chế độ đãi ngộ phù hợp:

Hiện nay, sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các ngân hàng là rất gay gắt. Vậy nên, nếu như ngân hàng ngoại thương không có những chính sách đãi ngộ phù hợp sẽ khiến cho việc xây dựng và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao là rất khó khăn. Ngân hàng cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp để kích thích tinh thần sáng tạo và làm việc của nhân viên như động viên tinh thần các cán bộ và tập thể có thành tích suất xắc trong công việc, công đoàn quan tâm đến đời sống cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, quan tâm đến các vấn đề phúc lợi xã hội như: mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nghề nghiệp cho tất cả cán bộ công nhân viên…

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w