Báo cáo về những vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thúc đẩy thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua việc nâng cao quản lý hệ thống cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS2 " doc (Trang 25 - 28)

6.1 Môi trường

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều thói quen và phong tục tập quán ở đây đã và đang đóng góp vào sự xuống cấp nhanh chóng của môi trường sinh thái như thói quen phóng uế và đưa chất thải trong sản xuất

và chăn nuôi xuống nguồn nước chung. Để giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái, người dân cần được nâng cao ý thức về những vấn đề sau:

• Khai thác tài nguyên theo hướng hủy diệt • Phóng uế, xả rác bừa bãi

• Lạm dụng thuốc BVTV • Khai hoang trái phép

• Hủy diệt rừng ngập mặn cho việc nuôi trồng thủy sản.

Để thay đổi nhận thức người dân, từ việc coi tài nguyên môi trường là đối tượng khai thác sang việc xem môi trường là tài sản chung cần sử dụng và bảo vệ hợp lý, là một nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài và cần sự phối hợp của nhiều cấp chính quyền mợi có thể đạt được. Họat động đào tạo về môi trường là một biện pháp hữu hiệu.

Trong các họat động đào tạo cần đưa vào nội dung đào tạo chiến lược sử dụng tài nguyên hợp lý bằng cách vận dụng các phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nguyên lý chung và các lợi ích của IPM đã được trình bày ở phần trên.

6.2 Bình đẳng giới và các vấn đề xã hội khác

Quá trình đổi mới từ năm 1986 đã thay đổi cơ bản diện mạo nông nghiệp và thông thôn Việt Nam. Việc giải phóng sức sản xuất đã làm tăng đáng kể năng suất và chất lượng hàng hóa trong ngành nông nghiệp, hải sản và lâm nghiệp. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt.

Cơ chế thị trường đã có tác động tích cực đến họat động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực sau:

• Đất đai

• Sản xuất lúa gạo

• Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp • Kinh doanh và xuất khẩu nông sản

Luật đất đai năm 1993 đã thay đổi hình thức sở hữu đất đai ở Việt Nam. Trước đây, phần lớn đất nông nghiệp do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý và hình thức quản lý tập trung đưa đến năng suất lao động thấp. Luật đất đai đã mang lại động lực mới cho hộ sản xuất, khi người sử dụng đất được sở hữu, chuyển nhượng đất và được tự do làm chủ trên mảnh đất của mình. Đến năm 1999, hơn 10 triệu sổ đỏ đã được cấp cho nông hộ. Một khảo sát cho thấy cải cách về đất nông nghiệp đã đóng góp khỏang 1/3 vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Từ thời điểm đó, nông hộ được coi là đơn vị kinh tế độc lập và chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích họat động sản xuất kinh doanh ở từng nông hộ, coi đó là bước đi nền tảng để phát triển nông nghiệp. Các chính sách nông nghiệp chỉ mang tính định hướng chứ không còn mang tính áp đặt như trong các kế hoạch trong quá khứ. Nông hộ được tự chủ trong việc ra quyết định kinh tế, tự quyết định sản xuất cái gì và như thế nào theo cơ chế thị trường. Đặc biệt trong khu vực nông thôn miền núi, nơi mà các tập tục truyền thống còn đóng vai trò tương đối quan trọng trong họat động sản xuất, vai trò của cộng đồng còn rất quan trong và các chương trình dự án phát triển cần đặc biệt coi trọng yếu tố này, cần kết hợp tốt các hình thức khuyến nông khuyến lâm qua cộng đồng địa phương.

Chương trình đổi mới đã mở ra hội thị trường cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và kinh doanh nông sản. Việc đa dạng hóa sản phẩm đã góp phần đáng kể trong quá trình xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, và doanh thu từ xuất khẩu nông sản đã trở thành nguồn thu nhập ngày càng cao. Các số liệu thống kê cho thấy trong giai đọan 1993 đến 1999, doanh thu từ sản xuất lúa gạo giảm về tỉ lệ, từ 50.9% xuống 43.6% trong khi tỉ lệ đóng góp của các lọai cây công nghiệp, trái cây tăng lên tương ứng.

Trong họat động sản xuất nông nghiệp, sự tham gia của phụ nữ là rất đáng kể. Ở khu vực nông thôn Việt Nam, phụ nữ chiếm khỏang 52% lực lượng lao động, nhất là trong những năm gần đây khi quá trình công nghiệp hóa đã thu hút một lượng lớn lao động nam giới vào khu vực sản xuất công nghiệp. Vì thế, cần đặc biệt chú trọng vai trò phụ nữ trong các dự án phát triển.

Ngày nay, phụ nữ được coi là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn do cơ hội việc làm, do được tiếp cận với các nguồn tín dụng, giáo dụng, khoa học và công nghệ. Ngòai ra, thu nhập của nữ giới cũng ở mức ngang bằng với nam giới và ngày càng nhiều phụ nữ giữ vị trí quan trọng trong chính quyền và các tổ chức kinh tế.

Việt Nam hiện vẫn được coi là một quốc gia nghèo với trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Khu vực miền núi dọc biên giới với Lào là một trong những khu vực kém phát triển nhất. Do điều kiện khó khăn về giao thông liên lạc, đói nghèo và lạc hậu hiện còn rất phổ biến. So với nông dân miền xuôi, nông thôn miền núi còn nhiều tồn tại lạc hậu.

• Tỉ lệ sinh tự nhiên cao • Tuổi thọ thấp

• Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao • Thu nhập đầu người thấp

• Điều kiện giao thông kém phát triển

Ở Việt Nam, thu nhập nông hộ tăng liên tục từ năm 1995 với tốc độ trung bình 10%/năm, từ 7.7 triệu đồng năm 1993 đến 9.8 triệu đồng năm 1998 (hình 4). An ninh lương thực đã được bảo đảm về cơ bản và Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu về một số lọai nông sản. Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm từ 30% vào năm 1992 xuống còn 13% vào năm 1999, giảm khỏang 2%/năm.

Hình 4: Thu nhập quốc dân trên đầu người của Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thúc đẩy thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua việc nâng cao quản lý hệ thống cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS2 " doc (Trang 25 - 28)