Các giải pháp để mở rộng thị trờng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của Cty may Chiến Thắng (Trang 35 - 44)

2. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.2. Các giải pháp để mở rộng thị trờng

Khó khăn chủ yếu của ngành dệt may hiện nay và cả những năm trớc mặt là tìm kiếm thị trờng xuất khẩu. Để mở rộng thị trờng xuất khẩu cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:

2.2.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trờng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thị trờng:

- Marketing thị trờng đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm đệt may do đặc điểm của nhóm hàng này là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn

xã hội, truyền thống văn hóa, xu hớng thời trang... Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này nhng các hoạt động tìm hiểu thị trờng thờng vợt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp may. Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thơng mại nh, tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trờng, tổ chức giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nớc ngoài qua các hội chợ triển lãm... cung cấp thông tin về thị trờng cũng nh các đặc điểm về kinh tế và xã hội, quy định về pháp luật, chính sách thơng mại, chế độ u đãi thuế quan... cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

- Trong các hoạt động này, đại diện thơng mại tại các nớc nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Việt Nam đã có đại diện thơng mại tại hầu hết các n- ớc có quan hệ song phơng. Các đại diện thơng mại có thể nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu diễn biến thị trờng để thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện thơng mại nói chung khó có thể bao quát các vấn đề của từng ngành. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của thơng vụ, có thể cử một vài đại diện của ngành tại các thị trờng có tiềm năng lớn: Bắc Mỹ, Đông Âu, và SNG...

- Tiếp cận kịp thời các biến động thị trờng, các quy đổi về quy định, luật pháp, xu hớng thơng mại, thuế quan... của các thị trờng nhập khẩu, từ đó định hớng cho hoạt động xuất khẩu.

- Thúc đẩy sản xuất mẫu mốt, các mẫu chào hàng sẽ phong phú và sát thực tế thị trờng.

- Giới thiệu nguyên liệu, phụ liệu: vải chất lợng cao do ta sản xuất đợc cha nhiều nhng cần thông tin, quảng cáo, tiếp cận và giới thiệu đợc với khách hàng. Các phụ liệu may, Việt Nam đã sản xuất đợc với chất lợng cao: chỉ may, tấm bông hóa học làm lót áo lạnh, cúc, khóa... cần đợc trng bày tại phòng đại diện của ngành dệt may Việt Nam.

- Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nớc và giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp.

- Với thị trờng EU, Việt Nam sẽ có điều kiện sử dụng tốt hơn số hạn ngạch công nghiệp (30% tổng hạn ngạch) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

- Các đại diện thơng mại, bên cạnh việc nghiên cứu thị trờng nớc ngoài, còn có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp trong nớc tìm hiểu, tiếp cận các đối tác nớc ngoài, nâng cao hiệu quả của việc tham gia hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp cần có danh mục các đối tác đã đợc nghiên cứu, chọn lọc từ tr- ớc để giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng.

Một kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Q uốc hay Thái Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm mẫu đi chào hàng trực tiếp với các Công ty nhập khẩu hàng dệt may. Để có bớc đi này cần có sự chuẩn bị kỹ lỡng, tìm hiểu kỹ về hệ thống phân phối ở các nớc nhập khẩu thông qua các phòng thơng mại, các đại diện thơng mại và có một đội ngũ nhân viên tiếp thị giàu kinh nghiệm. Phơng pháp tiếp thị thứ hai cũng đợc nhiều doanh nghiệp sử dụng là thuê nhân viên tiếp thị của các thị trờng nhập khẩu dới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng mà họ đã ký đợc.

Thành lập trung tâm thông tin ngành dệt kim với các chức năng: Thu thập, phân tích và thông tin cho các doanh nghiệp thành viên về xu thế mới, kiểu dáng, chất liệu vải, thời trang, t liệu kỹ thuật mới và dự báo tình hình thị trờng thế giới, tổ chức hội thảo định kỳ, xuất bản các ấn phẩm chuyên môn và các dịch vụ t vấn khác.

2.2.2. Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Để nâng cap tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp cần:

2.2.2.1. Đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu:

Sản phẩm của ngành dệt phải đáp ứng đợc yêu cầu của ngành may, tạo lập mối quan hệ qua lại mật thiết giữa dệt và may. Thành lập bộ phận chuyên trách nắm bắt nhu cầu của ngành may để đặt hàng cho ngành dệt để ngành dệt có hớng đầu t và tổ chức sản xuất hợp lý.

Phát triển hệ thống Công ty sản xuất phụ liệu may trong nớc. Ngay từ đầu phải đầu t công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu.

Có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nớc. Quỹ thởng xuất khẩu có 5% dành cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nớc là một biện pháp tốt cho vấn đề này.

Kết hợp phát triển sản xuất phụ liệu trong nớc với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm may. Ước tính phụ liệu chiếm từ 10 - 15%, có khi lên đến 25% giá thành sản phẩm may nên chủ động và hạ chi phí về phụ liệu có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm giá thành sản phẩm.

2.2.2.2. Tạo lập tuổi và khẳng định uy tín trên thị trờng quốc tế.

Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Việt Nam phải đợc kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị trờng quốc tế. Muốn vậy:

- Cần tập trung đầu t cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã của sản phẩm dệt.

- Tổ chức công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Trớc mắt có kế hoạch hợp tác với các Viện mốt, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt của nớc ngoài để đẩy nhanh quá trình hòa nhập vào thị trờng thế giới.

- Khắc phục những khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các Công ty và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng nh đại diện của các mạng lới phân phối tại nớc nhập khẩu.

- Khi cha có tên tuổi trên thị trờng thế giới thì cách tốt nhất để thâm nhập thị trờng trong giai đoạn đầu là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của các Công ty nớc ngoài để làm ra các sản phẩm với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập

vào thị trờng thế giới bằng sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam”, đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu.

- Khai thác lợi thế của việc tham gia chơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm thu hút công nghệ cao của các nớc ASEAN, hợp tác trong phát triển sản phẩm mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và khai thác lợi thế về thuế suất, thuế quan u đãi bằng mức thuế suất CEPT của sản phẩm thời điểm 2006 theo quy định của AICO cũng nh các u đãi thuế quan khác.

Để tiến nhanh tiến trình triển khai chơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các tổ chức, các cơ quan chức năng - Bộ Thơng mại, Bộ Công nghiệp, Phòng thơng mại và công nghiệp Việt Nam... cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp về AICO cũng nh có các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nh tìm đối tác ở các nớc ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lợng nội địa sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu... để đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia AICO.

2.3.2.3. Tăng cờng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

ở nhiều nớc, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nớc trung gian hoặc gia công cho các nớc khác. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm may Việt Nam cần khẳng định vị trí trên thị trờng thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải chịu chi phí bởi có khi lên tới vài ngàn USD. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.

2.2.3. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bớc tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

Cần khẳng định rằng, trong vài năm tới, Việt Nam vẫn gia công mặt hàng may xuất khẩu là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hớng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt Nam cha đủ “nội lực” để xuất khẩu trực tiếp.

Trong điều kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế... và đặc biệt là phối hợp các “công đoạn” này để cho ra đời một sản phẩm có sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém thì gia công vẫn là hình thức cần thiết và hiệu quả.

Gia công là bớc đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trờng thế giới bằng những u thế riêng biệt: giá rẻ, chất lợng tốt, giao hàng đúng hạn...

Đồng thời, thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nớc khác và tích luỹ đổi mởi trang thiết bị, toạ cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

2.2.4. Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

2.2.4.1. Cải thiện chất lợng sản phẩm.

Ưu thế của sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam là chất lợng cao và thời hạn giao hàng đúng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác đợc bãi bỏ, thị phần mỗi nớc xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh phi giá cả, trớc hết là cạnh tranh về chất lợng hàng hóa, trong rất nhiều trờng hợp trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

Các thị trờng xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Nhật Bản... và triển vọng là thị trờng Mỹ đều là những thị trờng rất “khó tính”, đòi hỏi cao về chất lợng. Ngời tiêu dùng ở các thị trờng này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất lợng và nhãn mác sản phẩm đợc chú ý hơn là giá cả.

Các biện pháp nâng cao chất lợng sản phẩm bao gồm:

- Kiểm tra chặt chẽ chất lợng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo đảm tốt nguyên phụ liệu, tránh sản phẩm xuống phẩm cấp.

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mẫu hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì...

- Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lợng trớc khi xuất khẩu.

- Để ddanm bảo chất lợng hàng xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trờng thế giới, một hệ thống kiểm tra chất lợng bắt buộc là một biện pháp cần thiết. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra bắt buộc, có sự điều chỉnh giữa các nhóm theo kết quả kiểm tra thực tế từng giai đoạn có thể là một kinh nghiệm tốt để giải quyết vấn đề này.

- Trong tơng lai cần phấn đấu xuất theo giá CIP, chủ động cho thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro, tổn thất và suy gianm chất lợng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp để đảm bảo yêu cầu về thời hạn giao hàng.

2.2.4.2. Đảm bảo yêu cầu về giao hàng.

Giao hàng đúng hạn là một trong những yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang là một trong những yếu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này. Vì vậy cần:

- Chủ động trong vận chuyển bốc dỡ hàng hóa.

- Ưu tiên cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở các khu vực thuận tiện cho việc giao hàng.

- Đơn giản hóa khâu làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Một trong những yếu tố cơ bản làm hàng dệt may Việt Nam đợc đánh giá cao trên thị trờng Mỹ là uy tín về giao hàng đúng hạn.

Thị trờng Mỹ đòi hỏi rất khắt khe về điều khoản NAFTA, những nớc có u thế về địa lý, điều kiện chuyển tải, cũng nh các u thế về nhập cảnh, giữ đợc u thế giao hàng là nhiệm vụ khó khăn nhng rất cần thiết.

2.2.4.3. Trong điều kiện hàng dệt may Việt Nam đang giảm u thế về giá nhân công cần có các biện pháp hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh về giá sản phẩm.

Ví dụ nh kéo dài thời gian hoàn vốn đầu t, khấu hao trang thiết bị lên 5 - 7 năm nhằm giảm giá thành sản phẩm.

2.2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

2.2.5.1. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu:

- Cần đơn giản hóa thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ. Thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hiện vẫn còn rờm rà, mất nhiều thời gian, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là với các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn.

- Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Tình trạng một loại nguyên liệu nhng có những thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao cũng nh chức năng khác nhau vẫn đợc áp dụng cùng một mức thuế đem lại nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên phụ liệu. Đồng thời tính phần “xuất khẩu tại chỗ” này vào tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu quy định tại giấy phép đầu t, giảm khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài trong việc thực hiện quy định này đặc biệt là những năm đầu tiên sản xuất cha ổn định.

- Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu t vào sau khi nhập khẩu, thay vì phải nộp ngay sau khi hàng về.

2.2.5.2. Các cơ chế quản lý xuất nhập khẩu khác:

- Cải tiến cơ chế phân bổ hạn ngạch theo hớng khuyến khích doanh nghiệp tìm thị trờng không hạn ngạch và khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nớc: nâng tỷ lệ hạng ngạch phân bổ theo hình thức thởng lên 30%, u

tiên cấp đủ hạn ngạch cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nớc (tơng ứng với phần nguyên liệu đợc sử dụng).

- Sử dụng quỹ thởng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu và tìm các thị trờng xuất khẩu mới.

2.2.6. Một số giải pháp để tăng cờng xuất khẩu sang một số thị tr- ờng.

2.2.6.1. Thị trờng Trung Đông:

- Khuyến khích các liên doanh của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, những nớc xuất khẩu lớn sang thị trờng Trung Đông - đầu t dây chuyền sản xuất loại vải “đặc chủng” làm nguyên liệu cho may xuất khẩu các loại trang phục truyền thống sang thị trờng này.

- Tổ chức tìm hiểu và thông tin cho các doanh nghiệp về đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa truyền thống, thói quen tiêu dùng, xu hớng thời trang... hiện còn ít đợc biết đến ở Việt Nam.

- Tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm dệt may Việt Nam nói chung và sản phẩm may của Công ty may Chiến Thắng nói riêng tại các khu vực Trung Đông.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, lựa chọn các phơng thức thanh toán phù hợp trong điều kiện giao dịch thanh toán còn gặp nhiều

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của Cty may Chiến Thắng (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w