Giải pháp xây dựng công trình dự án

Một phần của tài liệu Khía cạnh kinh tế Xã hội dự án tổ hợp dịch vụ thương mai - dịch vụ nhà ở cao tâng cho thuê (Trang 36 - 61)

9.1 Giải pháp quy hoạch công trình

Khu đất để đầu tư xây dựng tổ hợp dịch vụ và thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5-NƠ đường Láng Hạ - Thanh Xuân có diện tích 5744m2.

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật

Các chỉ tiêu Lô 4.5-NƠ

Tổng diện tích khu vực xây dựng 5744m2 Tổng diện tích xây dựng 2790m2 Tổng diện tích sàn xây dựng 23055m2 Tổng số căn hộ 165 căn hộ Mật độ xây dựng 48,5 % Hệ số sử dụng đất 4,01 lần Cấp công trình Cấp 2 Bậc chịu lửa Bậc 1 Tầng cao trung bình 8,2 tầng

9.2 Giải pháp kiến trúc công trình

9.2.1 Giải pháp mặt bằng:

Công trình tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng cho thuê tại lô đất 4.5-NƠ gồm 3 nhà cao tầng 15 tầng (kể cả tầng thượng) và được nối với nhau bằng một khối đế 3 tầng, cùng 2 tầng hầm thong nhau tạo thành một tổ hợp công trình lớn với một khối đế dài và 3 tháp cao bao gồm các tầng chức năng sau:

- Tầng hầm 2: (cốt -6.600) có đường dốc cho xe xuống tầng hầm tại trục A-B. Diện tích sàn xây dựng tầng 2 khoảng 3200m2. Chủ yếu là nơi để ô-tô kết hợp để xe máy. Ngoài ra, còn có các phòng kỹ thuật chung và cụm thang giao thong đứng (2 thang máy)

- Tầng hầm 1: (cốt -3.300) có đường dốc cho xe xuống tầng hầm tại trục C-D. Diện tích sàn xây dựng tầng 1 khoảng 3200m2. Chủ yếu là nơi để xe máy kết hợp để ô-tô tại một số vị trí. Ngoài ra, còn có các phòng kỹ thuật chung như phòng máy phát điện, phòng máy bơm, bể phốt, bể nước ngầm SH + PCCC và cụm thang giao thong đứng (2 thang máy + các thang bộ)

- Tầng 1: Là liên kết của 3 khối tháp là một tổng thể với kích thước tổng thể là 13.94m x 20m. Bố trí 3 lối vào sảnh chung cư tại ba trục giao thông đứng của 3 khối tháp phía đường nội bộ và sảnh khối văn phòng cho thuê tại

mặt đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Không gian dịch vụ công cộng phía dưới các khối tháp có diện tích 90m2, có diện tích 550m2 tại vị trí các khối nối. Không gian sảnh chung cư lớn, có bố trí phòng đa năng 41m2, phòng quản lý chung cư kết hợp bảo vệ 19m2 và khu WC. Diện tích sàn XD tầng 1:2,790m2

- Tầng 2,3: Bố trí toàn bộ không gian văn phòng ngăn chia linh hoạt tùy theo nhu cầu thuê của từng đối tượng. Tổng diện tích sử dụng không gian văn phòng khoảng: m2: ngoài ra, có bố trí 3 cụm cầu thang giao thông trục đứng và hộp kỹ thuật điện + nước. Tổng diện tích sàn XD tầng 2, 3: 2790 x 2 = 5.580m2

- Tầng kỹ thuật: Bố trí toàn bộ không gian để tổ chức các đường ống kỹ thuật ở các tầng trên tập hợp vào hai hộp kỹ thuật tổng dẫn xuống hệ thống thoát nước chung của tòa nhà. Tổng diện tích sàn XD tầng kyc thuật: 1.335 m2.

- Tầng 4-14: Bố trí các căn hộ ở cho thê độc lập khép kín. Các căn hộ liên hệ với nhau và với thang giao thông bằng hệ thống thang truc đứng (2 thang máy + 1 thang bộ + 1 thang thoát hiểm). Tổng diện tích sàn XD các tầng căn hộ: 445 m2 x 3 khối x 11 tầng = 14.685 m2. Mỗi tầng của khối tháp có 5 loại căn hộ vố cơ cấu như sau:

+ Loại căn hộ A1 (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diện tích sàn 92 m2. Loại căn hộ A1 bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 22,4 m2; 01 bếp + ăn: 14,3 m2; 02 phòng ngủ: 11,4 m2; và 14,1 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4.9 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.

+ Loại căn hộ A2 (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diên tích sàn 95 m2. Loại căn hộ A2 bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 22,4 m2; 01 bếp + ăn: 14,3 m2; 02 phòng ngủ: 11,4 m2; và 14,7 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4.9 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.

+ Loại căn hộ B (11 căn hộ x 3 khối = 33 căn) có diên tích sàn 64 m2. Loại căn hộ B bao gồm các căn phòng như 01 phòng khách không gian mở: 16.5 m2; 01 bếp: 5.7 m2; 02 phòng ngủ: 10.8 m2; và 12.7 m2; 02 khu vực WC chung: 4m2 x 2; không gian logia để phơi quần áo: 4 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.

+ Loại căn hộ C1 và C2 (22 căn hộ x 3 khối = 66 căn) có diên tích sàn 66 m2. Loại căn hộ C1 và C2 bao gồm các căn phòng như 01 phòng SHC + 01 bếp: 22,3 m2; 02 phòng ngủ: 12.2 m2; và 11.8 m2; 01 khu vực WC chung: 4m2; không gian logia để phơi quần áo: 4 m2. Các phòng đều có thể mở cửa sổ trực tiêp với thiên nhiên.

- Tầng mái: Là không gian kỹ thuật thang máy, bể nước mái, các ống thông hơi kỹ thuật và có 02 thang bộ đều có thể lên mái để thoát hiểm.

9.2.2- Giải pháp mặt đứng

Tổng chiểu cao của công trình là 57,6 m tính đển đỉnh mái; chiều cao các tầng hầm là 3,3 m ( nổi trên mặt đát là 0.9m); chiểu cao tầng 1,2,3 là 4,5 m; chiều cao các căn hộ 3,3 m. Mặt đứng công trình có kiến trúc hài hòa, hiên đại, đặc trưng của kiến trúc nhà ở. Sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước có hiệu quả trong kiến trúc.

9.3- Giải pháp kết cấu công trình:

9.3.1- Phần nền mống:

9.3.1.1- Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:

-TCVN 2737 – 1995: Tiêu chuẩn thiết kế - tải trọng và tác động. - TCVN 5574 – 1991: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu bê tong cốt thép. - TCVN 557i5-1991: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.

- TCXD 45-78: Tiêu chuẩn thiết kế nèn nhà và công trình.

- TCXD 198-1997: Nhà cao tầng – hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tong cốt thép toàn khối.

- TCXD 205-1998: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXD 206 – 1998: Cọc khoan nhồi – Yêu cầu về chất lượng thi công. - TCXD 196 – 1997: Nhà cao tầng Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi

Móng được thiết kế theo tài liệu địa chất do kết quả khảo sát địa chất do Trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật – Trường đại học mỏ địa chất lập tháng 9/2005 tại lô đất 4,5-NƠ.

9.3.1.2- Biện pháp và xử lý nền móng:

Móng được thi công bằng phương pháp cọc khoan nhồi cho các vị trí khối cao tầng và cọc ép tĩnh cho vị trí khối thấp tầng. Cọc nhồi được thi công khoan tạo lỗ trong đất, giữ thành hố khoan bằng dung dịch BENTONIT. Số lượng loại cọc chủ yếu như sau;

- Cọc đường kính D=800 với chiều dài 45md, số lượng cọc: 60 cọc. - Cọc đường kính D=1000 với chiều dài 45md, số lượng cọc:05 cọc. - Cọc đường kính D=1200 với chiều dài 45md, số lượng cọc :83 cọc. - Cọc ép tĩnh, tiết diện mỗi cọc là 300x300, số lượng cọc: 226 cọc. Chiều dài cọc dự kiến là 20,4 m gồm 4 đoạn, áp dụng cho khối tháp tầng, ép âm 6,1m;

- Cọc thép 1350 chống sàn, chiều dài 10m, số lượng cọc 119 cọc.

Việc quyết định chiều dài cũng như sức chịu tải tính toán của cọc được xem xét sau khi có báo cáo kết quả nén thử tĩnh cọc tại hiện trường do thiết kế quy định trên bản thiết kế móng.

9.3.1.3- Vật liệu xây dựng:

- Bê tong cọc M300 cho cọc ép tĩnh 300x300 và M350 cho cọc nhồi, bê tông đài, giằng móng M300, tường móng được xây bằng gạch đặc mác 75, bê tông lót móng mác 100.

Thép AII (10<=d<18): Ra-2800kg/cm2. Thép AIII (d>18): Ra=3600kg/cm2.

9.3.2. Phương án kết cấu thân:

Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải trọng công trình, phương án kết cấu phân thân là kết cấu khung gồm cột và sàn…, lõi cứng tại vị trí thang máy và thang bộ.

Trong hệ kết cấu này, kết cấu vách cứng và cột BTCT đóng vai trò cùng chịu tải trọng ngang, hẹ cột chủ yếu chịu tải trọng đứng.

- Giải pháp kết cấu chịu lực chính công trình dung hệ kết cấu BTCT toàn khối.

- Hệ kết cấu cột, dầm sàn kết hợp lõi thang và vách cứng. Sàn tầng dày 120cm. Lồng thang máy dùng giải pháp lõi BTCT dầy 300cm.

- Vật liệu: hệ vách, lõi, cột, dầm, sàn các tầng dùng bê tông mác 300, cốt thép dùng AI, AII, AIII.

Kết cấu tầng hầm:

- Bê tông nên tầng hầm mác 300. - Giấy cao su dầy 5cm.

- 2 lóp sơn chống thấm

- Lớp vữa lót bằng xi măng cát vàng mác 50 dày 30. - Bê tông đá mác 100 dày 100

- Cát tôn nền đầm chặt k=0,9

Tất cả các kích thước cấu kiên sẽ được điều chỉnh lại hco hợp lý và đảm bảo kỹ thuật sau khi có tính toán cụ thể khi lập Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

9.4 Giải pháp hệ thống cơ sở hạ tầng

9.4.1 Giải pháp về điện năng

Nguồn điện cấp cho công trình được lầy từ trạm biến áp của khu vực theo đường cấp ngầm dẫn về trạm biến áp của dự án đặt ở hai đàu hồi công trình.

9.4.1.2- Giải pháp cấp điện trong nhà:

a) Cơ sở thiết kế:

- TCVN 185: 1986- Hẹ thống tài liệu thiết kế. Kí hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng.

- TCVN 5681: 1992- Hệ thống tiết kế xây dựng, chiếu sang điện công trình phần ngoài nhà. Hồ sơ bản vẽ thi công.

- Quy phạm trang bị điện 11 TCN 18 -21: 1984 do Bộ Điện lực ban hành năm 1984.

- Tiêu chuẩn TCXD 16: 1986 Chiếu sang nhân tạo trong công trình dân dụng.

- Tiêu chuẩn TCXD 29: 1991 Chiếu sang tự nhiên trong công trình dân dụng

- Tiêu chuẩn TCXD 25: 1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

- TCVN 4756: 1989 - Quy phạm nối đát và nối không thiết bị điện.

- Tiêu chuẩn TCXD 46: 1984 Chống sét cho các công trình xây dựng dân dụng.

b) Nguồn điện:

- Công trình gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên được cấp điện bằng một nguồn điện hạ thế độc lập từ trạm biến áp của công trình đến bằng lộ cáp: 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300+1x150], đi ngầm trong đất.

- Trong mỗi một đơn nguyên ngoài nguồn điện lưới còn có them 1 máy phát điện dự phòng. Công suất 1 máy là 300KVA cấp điện cho hệ thống đèn + ổ cắm khu siêu thị, hệ thống đèn chiếu sáng chung, quạt thông gió, cho trạm

bơm nước và thang máy hoạt động khi điện lưới có sự cố thông bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS.

+ Trạm biến áp No.01: 2x630KVA-22/0,4KV, trạm có 2 biến áp kiốt vận hành độc lập, cấp điện cho đơn nguyên A và B, bằng 02 lộ cáp độc lập, một lộ cáp 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi trên thang cáp Ư400, đi trên trần tầng hầm 1, từ trạm biến áp No.01 đến tủT.01 và một lộ cáp 2x(3xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi ngầm đất, từ trạm biến áp No.01 đến tủ T.02.

+ Trạm biến áp No.02: 1x630KVA-22/0,4KV, trạm có 1 máy biến áp kiốt vận hành độc lập, cấp điện cho đơn nguyên C, bằng 01 lộ cáp: 2x(3xCu/ XLPE/DSTA/PVC[1x300] + 1xCu/XLPE/DSTA/PVC[1x150]) đi trên thang cáp W400, đi trên trần tầng hầm 1, từ trạm biến áp No.02 đến tủ T.03.

c) Xác định phụ tải tính toán

Tổng công suất tác dụng dự kiến tiêu thụ của một đơn nguyên là: ∑Ptt= 542,58 (KW). Tổng công suất biểu kiến dự kiến tiêu thụ: ∑Stt= 638.33 (KVA).

d) Chọn và kiểm tra dây dẫn:

Dây dẫn được chọn theo tiêu chuẩn: Uđm ≤ [U] Ilv ≤ [I]

Trong đó: Uđm, Ilv là điện áp định mức, dòng điện làm việc lâu dài của dây dẫn.

[U], [I] là điện áp, dòng điện cho phép của dây dẫn.

Dây dẫn được kiểm tra theo điều kiện phát nóng và điều kiện tổn thất điện áp cho phép.

- Cáp điện cấp cho các tầng được đặt trong máng cáp đi trong lố kỹ thuật điện

- Tất cả dây điện dùng trong công trình được luồn trong ống nhựa đặt chìm tường hoặc trần.

- Dây dẫn cấp điện cho các bóng đèn, quạt là dây Cu/PVC/PVC [2x1,5mm2],dây dẫn cấp điện cho điều hòa cục bộ, ổ cắm là dây Cu/PVC/PVC[2x2,5mm2], dây dẫn cho các phân mạch khác được ghi trên sơ đồ nguyên lý cấp điện và mặt bằng cấp điện.

- Các ổ cắm đặt cách mặt sàn hoàn thiện 0,4m. Các công tắc đặt cách mặt sàn 1,4m. Các tủ điện tầng, tủ điện tổng, đặt cách bề mặt sàn hoàn thiện 1,5m.

- Các tủ điện tầng, tủ điện tổng, đặt cách bề mặt sàn hoàn thiện 1,5m. - Tất cả các tủ điện kim loại, ổ cắm đều được nối đất an toàn. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn phải đảm bảo điều kiện RTĐAT ≤ 4Ώ.

9.4.2 Nguồn nước

9.4.2.1- Giải pháp cấp nước ngoài nhà

Nước cấp cho công trình được lấy từ đường ống D150 đã có nằm dọc đường nhánh ở hai đầu hồi công trình giáp lô đất 4.1 và 4.6, theo ống D80 cấp vào các bể nước ngầm của công trình được đặt tại tầng hầm 1 (cốt -3.300)

9.4.2.2- Giải pháp cấp nước trong nhà

a) Cơ sỏ thiết kế:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, 1996.

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI. - TCVN 3989: 1985 Hệ thống thiết kế cấp thoát nước.

- TCXD 51: 1984 thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình. - Theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 về thoát nước.

- Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho nhà và công trình 2622-1995. - Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 4449-87, 20 TCn 33-85.

b) Nguyên tắc chung thiết kế:

- Công trình đảm bảo an toàn khi sử dụng - Đáp ứng yêu cầu công nghệ

- Dễ vận hành công trình

- Quản lý và bảo dưỡng dễ dàng - Phương án kinh tế phù hợp nhất

- Bảo đảm tính mỹ quan và yêu cầu bảo vệ môi trường của khu vực

- Thuận tiện cho việc bố trí các mạng hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.

c) Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước * Mạng lưới cấp nước bên ngoài:

Cấp nước cho công trình thiết kế D75 cấp nước vào bể chứa nước ngầm đặt ngoài nhà.

* Tính toán dung tích bể chứa nước sinh hoạt và PCCC: + Lượng nước dung cho sinh hoạt:

- Tiêu chuẩn dùng nước: q =200l/người.ngày. Tất cả có 3 khối nhà: mỗi khối nhà có 11 tầng dùng để ở (tầng từ 4-14), mổi tầng có 5 căn hộ. Mỗi căn hộ tính 5 người. Lượng nước dùng cho một ngày đêm là:

Q1 = 11 tầng x 5 căn hộ/tầng x 5 người/căn hộ x 200ml/người x 3 khối nhà = 165m3/ngày đêm.

- Tầng 1, 2, 3 là khối văn phòng và dịch vụ. Mỗi tầng dùng 15m3/ngày đêm; lượng nước dùng sẽ là:

Q2 = 15m3 x3 = 45m3/ngày đêm.

Qsh = 165m3 + 45m3 = 210m3/ngày đêm

+ Lượng nước dùng cho mục đích chữa cháy là: Qcc = 54m3 (xem phần tính toán ở phần chữa cháy) Dung tích bể ngầm cấp nước sinh hoạt và chữa cháy là: W(Bể ngầm) =210m3 +54m3 =264m3

Có 05 bể cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, 03 bể dung tích W = 65m3, 01 bể có dung tích W = 25m3, 01 bể có dung tích W = 38m3.

Vị trí các ống hút của máy bơm sinh hoạt và chữa cháy sao cho đảm bảo luôn luôn dự trữ đủ một lượng đúng 54m3 dành cho chữa cháy.

* Bể nước trên mái:

Nước được bơm lên bể nước trên mái tầng 14 và bể trên mái tầng thượng, bể nước làm bằng bê tông cốt thép thể tích khoản 50m3, trên bể mái

Một phần của tài liệu Khía cạnh kinh tế Xã hội dự án tổ hợp dịch vụ thương mai - dịch vụ nhà ở cao tâng cho thuê (Trang 36 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w