Bảng định tuyến và chuyển tiếp ảo

Một phần của tài liệu mạng vpv trong mpsl (Trang 74 - 76)

Sự kết hợp giữa bảng định tuyến và bảng chuyển tiếp VPN tạo thành một bảng định tuyến chuyển tiếp ảo VRF (Vitual Routing and Forwarding). Mỗi VPN đều có một bảng định tuyến và chuyển tiếp riêng của nó trong bộ định tuyến PE, và mỗi bộ định tuyến PE duy trì một hoặc nhiều bảng VRF. Mỗi site mà có bộ định tuyến PE nối vào đó sẽ liên kết với một trong các bảng này. Địa chỉ IP đích của một gói tin chỉ được kiểm tra trong bảng VRF mà nó thuộc về nếu gói tin này đến trực tiếp từ site tương ứng với bảng VRF đó. Một VRF đơn giản chỉ là một tập hợp các tuyến thích hợp cho một site nào đó (hoặc một tập hợp gồm nhiều site) kết nối đến bộ định tuyến PE. Các tuyến này có thể thuộc về một hoặc nhiều VPN.

Ví dụ, giả sử có ba bộ định tuyến PE là PE1, PE2, PE3, và ba bộ định tuyến CE là CE1, CE2, CE3. Cũng giả sử rằng PE1 tiếp nhận từ CE1 các tuyến hợp lệ ở site CE1,

còn PE2 và PE3 tương ứng được nối tới các site CE2 và CE3. Cả ba site này đều thuộc về cùng một VPN V. Khi đó PE1 sẽ sử dụng BGP để phân phối cho PE2 và PE3 các tuyến mà nó học được từ các site CE1. PE2 và PE3 sử dụng các tuyến này để đưa vào bảng chuyển tiếp dành cho site CE2 và CE3. Các tuyến từ những site không thuộc vào VPN V sẽ không xuất hiện trong bảng chuyển tiếp này, có nghĩa là các gói tin CE2 và CE3 không thể gửi đến những site không thuộc VPN V.

Nếu một site thuộc về nhiều VPN, bảng chuyển tiếp tương ứng với site đó có thể có nhiều tuyến liên quan đến tất cả VPN mà nó phụ thuộc. PE chỉ duy trì một bảng VRF cho nhiều site. Các site khác nhau có thể chia sẻ cùng một bảng VRF nếu sử dụng tập hợp các tuyến một cách chính xác như trong bảng VRF đó. Nếu tất cả các site có thông tin định tuyến giống nhau (điều này thường do các site đó cùng thuộc về tập hợp VPN) thì chúng sẽ được phép liên lạc trực triếp với nhau, và nếu kết nối tới cùng một bộ định tuyến PE thì chúng sẽ được đặt vào cùng một bảng VRF chung.

Giả sử bộ định tuyến PE nhận được gói tin từ một site nối trực tiếp với nó. Ta gọi site này là site A nhưng địa chỉ đích của gói tin không có trong tất cả các thực thể của bảng chuyển tiếp tương ứng với site A. Nếu nhà cung cấp dịch vụ không cung cấp khả năng truy nhập Internet cho site A thì gói tin sẽ bị loại bỏ vì không thể phân phối được tới đích. Nhưng nếu nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ truy nhập Internet cho site A thì lúc này địa chỉ đích của gói tin sẽ được tìm kiếm trong bảng định tuyến toàn cục. Do đó, bất kỳ bộ định tuyến PE nào trong mạng MPLS – VPN cũng đều có nhiều bảng định tuyến trên mỗi VRF và một bảng định tuyến toàn cục. Bảng định tuyến này được sử dụng để tìm các bộ định tuyến khác trong mạng nhà cung cấp dịch vụ cũng như các đích thuộc về mạng bên ngoài (ví dụ như Internet).

Tóm lại, VRF được sử dụng cho một site VPN hoặc nhiều site kết nối đến cùng một bộ định tuyến PE miễn là những site này chia sẻ chính xác các yêu cầu kết nối giống nhau. Do đó, cấu trúc của bảng VRF có thể bao gồm:

- Bảng định tuyến IP. - Bảng chuyển tiếp.

- Tập hợp các quy tắc và các tham số giao thức định tuyến (gọi là Routing Protocol Context).

Một phần của tài liệu mạng vpv trong mpsl (Trang 74 - 76)