Ninh trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, hệ thống BIDV đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá tạo điều kiện quan trọng hỗ trợ chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh
doanh. Chủ trương cổ phần hoá của BIDV và thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ có cơ hội để BIDV tăng vốn tự có, tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị kinh doanh hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển dịch vụ mới.
Ngoài ra ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh là một trong 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của địa bàn, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên địa bàn, nên có uy tín với khách hàng và có nguồn khách hàng khá lớn và ổn định.
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển ổn định, vững chắc. Môi trường đẩu tư kinh doanh từng bước được cải thiện, nhất là cải cách thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực đầu tư, tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thực sự thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư tài Quảng Ninh. Chất lượng tăng trưởng đã có những cải thiện, một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh ( Điện, xi măng, giao thông…) đã và đang được thực hiện đúng tiến độ: Cầu Bãi Cháy, nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300MV) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006; Qui hoạch điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010; Định hướng tới năm 2020 và khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn sẽ được chính phủ phê duyệt, năm 2007 Quảng Ninh tiếp tục thực hiện hỗ trợ thủ tục để chuẩn bị đầu tư cụm công nghiệp dịch vụ Hải Hà, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư…đó là những điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh
và mở ra thời cơ cho chi nhánh hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh. Cụ thể:
Tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm.Năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.792.319 triệu đồng, tăng 227.606 triệu đồng, tương ứng 114.5% so với năm 2006 và tăng 118% so với năm 2005. Và liên tục trong 3 năm, tốc độ tăng trưỏng tín dụng luôn lớn hơn tốc độ huy động vốn, điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, và để đảm bảo uy tín của mình, ngân hàng đã phải đi vay với lãi suất cao, làm tăng chi phí huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tổng huy động vốn và tổng dư nợ đang được rút ngắn dần qua các năm 2006, 2007.
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh phân loại theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 873646 1216722 1606021 Tổng dư nợ 1518648 1564713 1792319 1. Dư nợ ngắn hạn 407444 383473 528340 2. Dư nợ trung hạn 293799 151418 194327 3. Dư nợ dài hạn 811267 1029123 1069652
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh 2006,2007)
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Triệu đồng 2005 2006 2007
Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHĐT&PT QN
Tổng vốn huy động Tổng dư nợ 1. Dư nợ ngắn hạn 2. Dư nợ trung hạn 3. Dư nợ dài hạn
Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, dư nợ dài hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể, tỉ trọng dư nợ dài hạn lần lượt trong các năm 2005, 2006, 2007 là: 53.42%, 65.77%, 59.68%. Đây là một sự chuyển đổi đúng hướng theo chủ trương của nhà nước và của ngành. Và đây cũng là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do lãi suất cho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay trung và ngắn hạn. Không chỉ có vậy, ta còn có thể thấy được uy tín của chi nhánh trong việc cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân loại theo Thành phần kinh tế và theo Tài sản đảm bảo
Đơn vị : tỷ đồng
2005 2006 2007
Tuyệtđối trọngTỉ Tuyệtđối trọngTỉ Tuyệtđối trọngTỉ
%2007 /2006
%2007 /2005
Tổng dư nợ 1519 1565 1792 114.50% 117.97%
Phân loại theo TPKT
1. Doanh nghiệp nhà nước 1291.15 85% 1240.42 79.26% 1272.86 71.03% 102.62% 98.58% 2. Doanh nghiệp NQD 227.85 15% 324.58 20.74% 519.14 28.97% 159.94% 227.84%
Phân loạ theo TSĐB
1. Dư nợ có TSĐB 911.4 60% 1111.15 71% 1411.2 78.75% 127.00% 154.84% 2. Dư nợ không có TSĐB 607.6 40% 453.85 29% 380.8 21.25% 83.90% 62.67%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh năm 2005, 2006,2007)
Ta thấy dư nợ Ngoài quốc doanh trong năm 2007 là 519.14 tỷ đồng, tăng 291.3 tỷ so với năm 2005, (tương ứng với 227.84%), và tăng 194,56 tỷ đồng so với năm 2006 (tương ứng với 159.94%). Tuy nhiên, tỉ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ (mới đạt 28.97%), còn phần lớn tỉ trọng dư nợ là cho khối doanh nghiệp nhà nước. Trong số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh hiện nay, có các doanh nghiệp lớn thuộc tập đoàn CN than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn kinh tế Vinashin (Chiếm tới 70% dư nợ quốc doanh), là các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, nguồn vốn kinh doanh khá cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng sòng phẳng.
Đối với dư nợ có tài sản đảm bảo: Trong các năm vừa qua, dư nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ. Năm 2007, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1411,2 tỷ, chiếm 79% tổng dư nợ, tăng 127% so với năm 2006, và tăng 154.84% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ, mức độ đảm bảo cho các khoản dư nợ là tương đối cao
Có thể nói trong các năm qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc, thu được những kết quả đáng mừng. Cụ thể:
- Từng bước mở rộng đầu tư tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của NH và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của kinh tế – xã hội địa phương. Mặc dù có nhiều NHTM cạnh tranh gay gắt, đến nay tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng ĐT &PT Quảng Ninh đã đạt gần 1800 tỷ đồng, chiếm 13.6% thị phần toàn tỉnh. Đặc biệt, ngân hàng vẫn là một trong 4 ngân hàng dẫn đầu trong cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Trong cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tỉ trọng cho vay
trung và dài hạn được nâng cao và luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, từng bước đa dạng hoá các phương thức đầu tư, hoàn thiện dần quy trình, thủ tục đầu tưng bước kiểm soát và quản lý hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của NH.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục, đó là:
- Mặc dù các chỉ tiêu tín dụng đều có sự tăng trưởng so với năm 2006 song thị phần hoạt động của chi nhánh vẫn có sự giảm nhẹ : đến 31/12/2007 thị phần tín dụng của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 13,6%, giảm ~1,4% so với 31/12/2006.
- Chất lượng tín dụng tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng thực sự chưa đạt được yêu cầu đề ra. Hoạt động tín dụng còn bộc lộ nhiều yếu kém, sai sót nhưng đáng lưu ý là các sai sót, vi phạm chậm được khắc phục và có xu hướng lặp lại. Nếu tính toán đầy đủ, hiệu quả của hoạt động kinh doanh tín dụng còn tương đối thấp.
Do vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng ĐT & PT Quảng Ninh đã quan tâm xây dựng và thực hiện rất nhiều biện pháp như :
Một là : coi trọng và tăng cường công tác quản lý, điều hành đối với NH
cơ sở. Hàng năm chi nhánh tiến hành tổng kết hoạt động tín dụng, rút ra những vấn đề cần chấn chỉnh và xây dựng định hướng, mục tiêu, giải pháp cho thời gian tiếp theo. Định kỳ hàng tháng, quý đều tổ chức phân tích dư nợ tín dụng và nợ quá hạn, từ đó đề ra biện pháp chỉ đạo, giải quyết, xử lý cụ thể.
Hai là : Từng bước tăng cường lực lượng cho đội ngũ cán bộ tín dụng cả
về số và chất lượng, kết hợp với công tác đào tạo và đào tạo lại một cách toàn diện bằng nhiều hình thức: đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật thẩm định dự án, kiến
thức pháp luật, tin học... Đồng thời, từng bước nghiên cứu bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng, kết hợp với chính sách khoán và khuyến khích vật chất, xử lý nghiêm minh các sai phạm, yếu kém. Hình thức khoán chủ yếu là giao 4 chỉ tiêu cơ bản: dư nợ, nợ quá hạn, thu nợ và thu lãi, trên cơ sở đó để xếp loại lao động, phân phối tiền lương và áp dụng chính sách thưởng, khuyến khích vật chất khác.
Ba là, hoàn thiện và thực hiện nghiêm chính sách thể lệ, chế độ nghiệp vụ
kinh doanh tín dụng của NH, đặc biệt là quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, phán quyết cho vay và hoạt động của hội đồng tín dụng các cấp, áp dụng tin học vào việc thực hiện chế độ, quy trình tín dụng... bằng nhiều hình thức.
Bốn là, xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng tích cực: Có chiến
lược cụ thể với từng đối tượng khách hàng, thu hút và mở rộng đội ngũ khách hàng tốt, khách hàng truyền thống. Trên cơ sở bảo đảm an toàn và hiệu quả là những tiêu chuẩn hàng đầu, tiến hành phân loại và chọn lọc khách hàng để mở rộng đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế
Năm là, thành lập và duy trì, đẩy mạnh hoạt động của các ban thu nợ tại
NH tỉnh và với từng NH cơ sở. Các ban thu nợ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể, chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ tăng cường đôn đốc, xử lý, thu hồi các khoản nợ khê đọng, nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ đã được xử lý rủi ro... bằng nhiều hình thức phù hợp với từng khoản vay, theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên trong từng thời kỳ.
Sáu là, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền các cấp, các tổ chức
chính trị- xã hội, các cơ quan pháp luật và cơ quan hữu quan khác trong quá trình đầu tư, xử lý, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo,... đặc biệt là đối với các khoản nợ khó đòi, khách hàng có hành vi trây ỳ, lừa đảo, thiếu thiện chí trả nợ NH.