Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng

Một phần của tài liệu Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh (Trang 53 - 55)

* Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu.

- Danh mục đầu tư chủ yếu: Năm 2008 Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); Công nghiệp khai khoáng(đặc biệt là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam); chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ- hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; năng lượng, dầu khí; du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm.

* Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm.

Trên cơ sở định hướng tín dụng, giới hạn tín dụng, xu hướng phát triển , nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm và khả năng cung ứng vốn …Ngân hàng ĐT& PT Quảng Ninh xác định giới hạn tín dụng đối với một số ngành cụ thể đến cuối năm 2008 là:

+ Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ: 8% + Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ: 10%

+ Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ:8% + Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính viễn thông trong tổng dư nợ: 5% + Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ: 5% + Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ: 3% * Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra- đầu vào tối thiểu 2% /năm.

* Định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng tại một số vùng kinh tế:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: Đầu tư theo hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng hoá có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu phần lớn; phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển các vùng nguyên liệu(chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản); đầu tư vào một số sản phẩm chủ yếu(xi măng, sành sứ, thép..)

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Tập trung vốn phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, phảt triển mạnh khai thác thuỷ sản, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất, khu đô thị, chung cư.

+ Vùng kinh tế miền núi phía Bắc: Từng bước chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, vùng, ngành, sản phẩm truyền thống; mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể

+ Vùng kinh tế đồng bằng, trung du Bắc Bộ: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông sản; tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Vùng kinh tế Tây Nguyên: Chú trọng đầu tư các dự án chế biến, bảo quản rau quả và cây công nghiệp; đầu tư một số dự án sản xuất công nghiệp gắn liền với phát triển mạnh lâm nghiệp.

+ Vùng kinh tế duyên hải Trung Bộ: Từng bước mở rộng các dự án nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá phương thức đầu tư và các loại sản phẩm; tiếp cận và thực hiện cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhất là công nghiệp bảo quản và chế biến sau thu hoạch lúa, trái cây và thuỷ sản cả về qui mô, sản lượng cũng như công nghệ; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông, thuỷ, hải sản…

Một phần của tài liệu Phương pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng ĐT&PT Quảng Ninh (Trang 53 - 55)