Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 48 - 51)

1. Ưu điểm

+ Kim ngạch xuất khẩu của công ty nhìn chung tăng đều qua các năm (riêng năm 2007 có sự giảm sút nhưng do nhân tố khách quan). Giai đoạn 2003 – 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty bình quân tăng 15 – 20%.

+ Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và nhìn chung có xu hướng tăng đều qua các năm. Mặc dù tỉ trọng các thị trường có thay đổi qua các năm nhưng tỷ lệ % thay đổi không đáng kể, chứng tỏ sự tin tưởng của các đối tác ở các thị trường đối với sản phẩm của công ty, công ty đã duy trì được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các đối tác của mình.

+ Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của công ty. Thị trường này

có những đặc điểm riêng biệt so với các thị trường khác, nhất là yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hoá. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này vẫn tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty đang được thị trường này chấp nhận về chất lượng. Nó cũng chứng tỏ sự nỗ

lực, phấn đấu thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật của toàn cán bộ, công nhân viên trong công ty trong thời gian qua.

+ Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Công ty đã áp dụng những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu vào Nhật và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Trong thời gian tới, công ty sẽ duy trì việc thực hiện các biện pháp này, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những biện pháp khác nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này.

+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty ngày càng phong phú, đa dạng. Các mặt hàng này không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng được đảm bảo và ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của những khách hàng Nhật Bản khó tính. Kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng như Veston, áo khoác, Comple ngày càng gia tăng, cho thấy khách hàng Nhật đang ngày càng ưa chuộng những sản phẩm này của công ty. Công ty đặc biệt chú trọng tới mẫu mã, chất lượng sản phẩm của các mặt hàng này khi xuất khẩu vào thị trường Nhật nhằm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật.

+ Công ty ngày càng quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản do nhận thức được đây là một thị trường đầy hứa hẹn. Mặt khác, công ty cũng đã có sự chuẩn bị, đầu tư trong vấn đề giao dịch, đàm phán với các khách hàng Nhật. Do đó, trong thời gian qua công ty đã tìm được những bạn hàng, ký được những hợp đồng có giá trị với các đối tác Nhật, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này.

2. Những hạn chế cần khắc phục

+ Kim ngạch xuất khẩu của công ty còn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty cũng như chưa tương xứng so với nhu cầu của thế giới. Hàng năm, công ty chỉ xuất khẩu khoảng trên 26 triệu USD tính theo hợp đồng. Đây là một con số rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường thế giới cũng như tiềm năng sản xuất của công ty.

+ Nhật Bản là một thị trường có sức tiêu thụ lớn của thế giới. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này còn chiếm một tỷ trọng khá

khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty (chỉ chiếm từ 7 – 11%)

+ Hình thức xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật cũng như sang các thị trường khác chủ yếu là hình thức gia công và xuất khẩu trực tiếp thông qua việc thực hiện các đơn đặt hàng. Vì thế còn chịu sự phụ thuộc trong khâu thu mua nguyên phụ liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài, lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu chưa cao, sản phẩm của công ty ít được biết đến với thương hiệu riêng của mình mà chủ yếu được biết đến dưới thương hiệu của một doanh nghiệp khác ở nước ngoài.

+ Biện pháp hiệu quả nhất để người tiêu dùng Nhật biết đến sản phẩm của công ty là tham gia các hội chợ triển lãm. Tuy nhiên, số lượng các hội chợ mà công ty tham gia còn hạn chế do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Công ty chủ yếu tham gia các hội chợ triển lãm do Hiệp hội dệt may tổ chức ở trong nước. Số lượng các hội chợ quốc tế mà công ty tham gia còn rất ít, nhất là các hội chợ triển lãm được tổ chức tại Nhật Bản. Điều này làm hạn chế cơ hội được người tiêu dùng Nhật biết đến sản phẩm của công ty.

+ Công tác giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật Bản đặc biệt quan trọng trong vấn đề duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Mặc dù có sự đầu tư, chuẩn bị nhưng trong thời gian qua, công ty đã để mất một số hợp đồng với các đối tác Nhật Bản (do chuẩn bị chưa thực sự thích đáng, còn chủ quan)

+ Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản. Nhiều công ty xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật trong thời gian qua đang thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật. Đây là một hướng đi mới trong tương lai mà công ty có thể thực hiện để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

+ Chất lượng sản phẩm còn chưa cao, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

+ Công ty còn hạn chế về khả năng tài chính, dây chuyền sản xuất của công ty chưa hiện đại, chưa có khả năng đổi mới công nghệ.

+ Trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên còn hạn chế, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo còn thấp nên năng suất lao động chưa cao.

+ Công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường Nhật và các thị trường khác thực hiện chưa thực sự có hiệu quả. Hệ thống thông tin về thị trường Nhật Bản chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Trong thời gian tới, công ty cần quan tâm và tập trung vào công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường cả trong và ngoài nước, tiếp tục duy trì các thị trường hiện tại, mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w