Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật đã áp dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 45 - 48)

III. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang

3.Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật đã áp dụng

Để thúc đẩy xuất khẩu, trong thời gian qua công ty đã áp dụng những biện pháp sau:

* Quản lý tốt chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty khi xuất khẩu hàng may mặc của mình sang thị trường Nhật Bản. Các khách hàng Nhật Bản có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của họ thì hàng của công ty sẽ bị trả lại, dẫn đến công ty sẽ phải chịu những tổn thất lớn. Vì thế, công ty luôn phấn đấu đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất vào thị trường này.

Hiện công ty xây dựng đồng bộ 3 hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9000, SA 8000, ISO 14000 trên toàn công ty ở 13 xí nghiệp tại các tỉnh thành phố và các phòng ban, đơn vị trong công ty với yêu cầu cao nhất: xây dựng khả thi và áp dụng nghiêm túc, không hợp thức và không có bộ phận nào nằm ngoài hệ thống với 1 sổ tay, 21 quy trình và 257 biểu mẫu. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm của công ty luôn là mục tiêu hàng đầu mà mỗi cán bộ, công nhân trong công ty phấn đấu đạt được. Ở những xí nghiệp được giao nhiệm vụ sản xuất hàng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (xí nghiệp 1, xí nghiệp Veston 2, xí nghiệp Veston3) thì chất lượng sản phẩm lại càng được quan tâm, chú ý hơn. Tại các xí nghiệp này, vai trò của nhân viên QA rất quan trọng. Vì thế, việc tuyển chọn nhân viên QA rất được quan tâm, được lựa chọn kỹ càng và được tham gia các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Nhân viên QA của các xí nghiệp này đều là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tay nghề

bậc 7 – 8, được trang bị những thiết bị kiểm tra hiện đại. Các nhân viên này ý thức được vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nên họ làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao.

Bên cạnh nhân viên QA thì đội ngũ công nhân là người có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Công ty thực hiện khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp”, phấn đấu sản xuất được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng năm, công ty đều tổ chức thi đua giữa các xí nghiệp về việc thực hiện đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này tạo ra một không khí làm việc có hiệu quả hơn cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên, giảm được những chi phí không cần thiết mà lại đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Năm 2007, là năm chất lượng sản phẩm của công ty được tập trung mọi nguồn lực cao nhất để củng cố, phấn đấu đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao nhất. Trong năm qua, Xí nghiệp 5, xí nghiệp Veston 2, xí nghiệp May Thái Hà là những đơn vị dẫn đầu về chất lượng sản phẩm; Xí nghiệp 1, xí nghiệp 2, xí nghiệp Veston 1 liên tục có những cải tiến về chất lượng sản phẩm; các đơn vị khác trong công ty đều tự xây dựng, bổ sung lao động để công tác quản lý chất lượng sản phẩm của đơn vị mình ngày càng tốt hơn. Tại các xí nghiệp đều có các chính sách khen thưởng đối với những tổ, những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là động lực để cán bộ, công nhân viên trong công ty làm việc hăng say, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

* Tích cực quảng bá thương hiệu công ty, tham gia các hội chợ triển lãm

Quảng bá thương hiệu là vấn đề mà hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều đặc biệt chú ý để đạt được thành công trong kinh doanh. Công ty đã đầu tư một nguồn kinh phí đáng kể để thực hiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, tạp chí…), tham gia các hoạt động thời trang trong và ngoài nước, tham gia các chương trình tài trợ… Công ty đã thực hiện quảng bá thương hiệu của mình ra nước ngoài thông qua Website của công ty và thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

Qua việc tham gia các hội chợ triển lãm do Hiệp hội Dệt may tổ chức công ty giới thiệu đến các đối tác và người tiêu dùng những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo của công ty. Những doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia hội chợ sẽ biết đến sản phẩm, thương hiệu cũng như uy tín của công ty. Những khách hàng có nhu cầu sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán ngay tại hội chợ với công ty. Các doanh nghiệp, người tiêu dùng nước ngoài tham quan hội chợ khác tuy không có nhu cầu mua bán sản phẩm của công ty nhưng đã biết đến thương hiệu của công ty. Họ sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng ở nước mình về sản phẩm, hình ảnh của công ty. Các doanh nghiệp này nếu có nhu cầu về sản phẩm của công ty thì sẽ liên hệ trực tiếp với công ty, từ đó có quyết định làm ăn với công ty hay không. Công ty cũng tham gia một số hội chợ triển lãm quốc tế ở nước ngoài nhằm giới thiệu với các doanh nghiệp, người tiêu dùng nước ngoài về sản phẩm của công ty.

Nhận xét: Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà công ty đã áp dụng đã

làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản cũng như sang các thị trường khác. Các biện pháp trên được lãnh đạo công ty đưa ra và quán triệt đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty nên được thực hiện rộng rãi trong toàn công ty. Đây là các biện pháp cơ bản, có hiệu quả cao nhất khi công ty thực hiện thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp trên cũng có một số hạn chế và nguyên nhân sau:

+ Khẩu hiệu “chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp” mặc dù được quán triệt đến toàn cán bộ, công nhân viên trong công ty nhưng vẫn còn tình trạng một số công nhân làm ẩu, không chủ động giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất, còn lệ thuộc vào sự giải quyết của cấp trên. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như chất lượng của sản phẩm.

+ Số lượng hội chợ triển lãm mà công ty tham gia còn ít, nhất là số lượng các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại nước ngoài. Một mặt do thông tin của công ty về các hội chợ triển lãm cả trong và ngoài nước chưa được cập

nhật kịp thời. Mặt khác, kinh phí để tham gia các hội chợ triển lãm (đặc biệt là hội chợ triển lãm quốc tế) lớn, phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

+ Thương hiệu may 10 mặc dù nổi tiếng trong nước, được đa số người tiêu dùng trong nước biết đến, nhưng chưa được nhiều người tiêu dùng, doanh nghiệp nước ngoài biết đến. Những doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian gần đây rất quan tâm các nhà xuất khẩu Việt Nam. Công ty nên tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình đến với khách hàng đầy tiềm năng này. Website của công ty cần được đầu tư, cập nhật để cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các đối tác và người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm cũng như hoạt động của công ty.

+ Trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân viên trong công ty chưa nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là khách hàng Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 45 - 48)