HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG – LAZE
357. Sự phát sáng của vật nào dưới đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Tia lửa điện. B. Hồ quang. C. Bóng đèn ống. D. Bóng đèn pin.
358. Sự phát sáng của vật nào dưới đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Bóng đèn xe máy. B. Đèn LED. C. Hòn than hồng. D. Ngôi sao băng.
359. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng cam. C. Ánh sáng lục. D. Ánh sáng tím.
360. Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục lam khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu
vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang?
A. Màu lam. B. Màu lục. C. Màu đỏ. D. Màu vàng.
361. Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 500 nm. Hỏi nếu chiếu vào chất đó bức xạ nào nào dưới đây
thì nó sẽ không phát quang?
A. Tia từ ngoại. B. Tia X. C. Tia hồng ngoại. D. Ánh sáng thấy được.
362. Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào? sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
A. Màu đỏ. B. Màu vàng. C. Màu lục. D. Màu trắng.
363. Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một êlectron tự do. C. sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.
B. sự giải phóng một êlectron liên kết. D. sự phát ra một phôtôn khác.
364. Hiện tượng quang – phát quang có thể xảy ra khi phôtôn bị
A. êlectron dẫn trong kẽm hấp thụ. C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.
B. êlectron liên kết trong CdS hấp thụ. D. hấp thụ trong cả ba trường hợp kia.
365. Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất khí.
A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.
B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.