Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 69 - 80)

- NHCT Việt Nam cần gấp rút hoàn thành hệ thống chấm điểm tín dụng tự động.

- Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I, hoặc theo từng khu vực. Có 6 nhiệm vụ:

+ Trực tiếp tiếp nhận và xử ý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông tin khác nhau và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính phi tài chính, thông tin về các khoản nợ... thu thập được nhằm bảo đảm các giao dịch tín dụng được xác lập tại chi nhánh hoặc khu vực an toàn, hiệu quả; lập báo cáo TTTD; cung cấp thông tin cho Ngân hàng Công thương Việt Nam và Trung tâm CIC.

+ Là đầu mối thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các sở ban ngành và các công ty tài chính, bảo hiểm, các ngành nghề có liên quan để tiếp nhận và xử lý các thông tin chính xác, có độ an toàn cao để có định hướng đầu tư đúng đắn trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

- Mở rộng phạm vi đối tượng được đăng nhập và khai thác, sử dụng thông tin tín dụng của trung tâm CIC đối với các chi nhánh đến từng cán bộ tín dụng

KẾT LUẬN

Hệ thống chấm điểm tín dụng đang còn là vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù đây chưa thể là một công cụ dự báo rủi ro tuyệt đối chính xác nhưng chấm điểm tín dụng là một yếu tố góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn Ngân hàng. Việc phát triển mô hình chấm điểm tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là một tất yếu cho sự tăng trưởng của các ngân hàng.

Phụ lục QT.35.02/PL01: Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng I. Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

Tìm hiểu chung về khách hàng:

+ Lịch sử doanh nghiệp + Những thay đổi về vốn

+ Những thay đổi trong cơ chế quản lý + Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị + Những thay đổi về sản phẩm

+ Lịch sử các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể + Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại + Điều kiện địa lý

Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý khách hàng

+ Khách hàng vay vốn là pháp nhân (có đủ điều kiện theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam)?

- Tư cách pháp lý của người đại diện khách hàng vay vốn trong giao dịch với ngân hàng (Đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện)

- Điều lệ, quy chế tổ chức, quy chế quản lý tài chính của khách hàng vay vốn.

+ Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ hành vi dân sự.

+ Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn có hiệu lực trong thời hạn cho vay?

+ Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có cùng địa bàn với đơn vị chính? Có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân? Giấy ủy quyền còn hiệu lực thực hiện không? Phạm vi, nội dung ủy quyền so với nhu cầu vay /hạn mức vay như thế nào?

+ Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn NHCV đóng trụ sở? + v.v…

+ Quy mô hoạt động của doanh nghiệp;

+ Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Số lượng, trình độ lao động; cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp; + Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương bình quân.

+ Trình độ kỹ thuật:

- Trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp - Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ, trình độ công nghệ của đối thủ cạnh tranh.

Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo

+ Danh sách ban lãnh đạo doanh nghiệp

+ Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của Ban lãnh đạo doanh nghiệp

+ Đạo đức trong quan hệ tín dụng (thiện chí trả nợ) của cá nhân người đứng đầu /Ban lãnh đạo

+ Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và Ban điều hành. Các kết quả đã đạt được thể hiện qua:

- Giá trị doanh thu gia tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ giảm /kiềm chế mức tăng chi phí - Mức lợi nhuận gia tăng

- Khả năng quản lý chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng + Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp

+ Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo

+ Những mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo và mức độ hợp tác lẫn nhau

+ Ai là người ra quyết định thực sự (vai trò đầu tàu) của doanh nghiệp? + Những biến động về nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp

+ Ban lãnh đạo có nắm bắt kịp thời và chính xác về những thay đổi của bản thân doanh nghiệp, về tình hình kinh tế và các xu hướng của ngành khách hàng hoạt động + Ban lãnh đạo có khả năng quản lý trên cơ sở phân tích thông tin tài chính?

+ Ban lãnh đạo là chủ sở hữu hay được thuê?

+ Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một vài người và cách thức quản lý của họ hay không? …

II. Tình hình hoạt động và khả năng tài chính:

1. Tình hình hoạt động:

(1). Tình hình sản xuất kinh doanh

a. Các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị

- Những thay đổi về khả năng sản xuất kinh doanh và tỷ lệ sử dụng thiết bị - Danh sách các sản phẩm

- Những thay đổi của đơn đặt hàng số lượng /phần trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được

- Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm

- Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu

b. Kết quả sản xuất

- Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm - Những thay đổi về thành phần của sản phẩm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá)

- Những thay đổi về hiệu quả sản xuất

c. Phương pháp sản xuất hiện tại d. Công suất hoạt động

e. Hiệu quả công việc: Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

f. Chất lượng sản phẩm: Các biện pháp đang thực hiện để quản lý chất lượng sản phẩm, .v.v…

g. Các chi phí: Những thay đổi về chi phí sản xuất, so sánh với đối thủ cạnh tranh

a. Những thay đổi về doanh thu

- Doanh thu các loại sản phẩm của các năm về số lượng và giá trị; thị phần trên thị trường;

- Những thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm;

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, các chính sách thuế quan và phi thuế quan, sự can thiệp của Chính phủ và hỗ trợ của các ban ngành Trung ương, địa phương v..v…);

b. Phương pháp và tổ chức bán hàng

- Mạng lưới bán hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức, các hoạt động bán hàng - Doanh thu trực tiếp, gián tiếp

- Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại)

- Chính sách khuếch trương sản phẩm đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới

c. Các khách hàng

- Nhóm khách hàng truyền thống, khách hàng trung thành với sản phẩm - Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành

- Số lượng các giao dịch về sản phẩm của doanh nghiệp với các khách hàng chính - Đánh giá của khách về sản phẩm của doanh nghiệp

d. Giá bán của sản phẩm

- Những thay đổi trong giá bán sản phẩm và phương pháp đặt giá - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi giá bán

- Tình hình giảm giá

e. Phương thức thanh toán

- Thanh toán ngay (%), thanh toán chậm t (%); - Số ngày chậm trả;

f. Số lượng đơn đặt hàng

- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính

- Các điều kiện của đơn đặt hàng (đơn giá, thời gian từ khi đặt đến khi giao hàng)

i. Tình hình xuất khẩu

- Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu

- Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu - Phương pháp xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua uỷ thác)

- Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nước

- Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai.

- Mạng lưới, tổ chức công tác bán hàng

2. Khả năng tài chính

- Thông tin chung: Thông tin phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi chính sách kinh tế, tiền tệ, hối đoái chính sách kinh tế: thông tin thị trường … nhằm đánh giá cơ hội và khó khăn của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Các thông tin về chỉ số giá cả, chỉ số lạm phát cần được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng thực tế của các doanh nghiệp.

- Thông tin về phát triển ngành hàng: Thông tin về tầm quan trọng của ngành hàng trong nền kinh tế; Trình độ công nghệ; Độ lớn của thị trường, khả năng cạnh tranh, tính độc quyền … Đối với doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề thì trên cơ sở ngành nghề được phép kinh doanh, lấy mặt hàng có doanh thu (doanh số) chiếm tỷ trọng lớn nhất để đánh giá.

- Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Các nhật ký chứng từ, sổ chi tiết tài khoản liên quan, thẻ kho, thẻ TSCĐ; - Báo cáo kiểm toán, báo cáo quyết toán sau thuế (nếu có)

- Kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển từng thời kỳ (nếu có) và chiến lược phát triển trong 5 năm, 10 năm.

- Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và Ngân hàng Công thương.

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ... 1

LỜI MỞ ĐẦU ... 2

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG ... 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm và áp dụng xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam: ... 3

1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín nhiệm: ... 3

1.1.2. Xếp hạng tín nhiệm – Một kỹ thuật phòng tránh rủi ro hữu ích đối với hoạt động ngân hàng: ... 4

1.2. Khái niệm hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

... 6

1.2.1. Chấm điểm tín dụng là gì? ... 6

1.2.2. Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: .. 6

1.2.3. Nguyên tắc của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

... 7

1.2.4. Phân nhóm khách hàng trong chấm điểm tín dụng: ... 8

1.2.5. Các mô hình chấm điểm tín dụng: ... 8

1.2.6. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: ... 13

1.3. Các câu hỏi cơ bản trong kỹ thuật chấm điểm tín dụng: ... 15

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp: ... 18

1.4.1. Yêu cầu về nguồn thông tin: ... 18

1.4.2. Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn: .... 19

1.4.3. Trình độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: ... 19

1.4.5. Những thay đổi trong cơ cấu, thủ tục, chính sách: ... 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ... 21

2.1. Giới thiệu về Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam:

... 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ... 21

2.1.2. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam trong thời gian qua: ... 21

2.2. Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam . . 22

2.2.1. Thu thập thông tin ... 22

2.2.2. Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 23

2.2.3. Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp ... 25

2.2.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính ... 26

2.2.5. Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính ... 34

2.2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp ... 41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.7. Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp ... 41

2.2.8. Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ... 44

2.2.9. Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) ... 45

2.2.10. Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro) ... 45

2.2.11. Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 45

2.3. Áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp với khách

hàng là Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM): ... 46

2.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam: ... 52

2.4.1 . So sánh quy trình cấp, quản lý và chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng: ... 52

2.4.2. Những thành công đạt được: ... 54

2.4.3. Những hạn chế cần khắc phục: ... 57

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ... 60

3.1. Lựa chọn mô hình tín dụng phù hợp với khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam ... 60

3.2. Một số kiến nghị: ... 68

3.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: ... 68

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam: ... 69

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 69 - 80)