0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2005 2006 2007 Năm T ri ệu đ ồ n g TDNQH DNNN DNNQD
Nhìn vào bảng 6 và biểu đồ trên ta có thể thấy dư nợ quá hạn của Chi nhánh tăng đột biến vào năm 2006, 2007. Nếu như năm 2005 dư nợ quá hạn của DNNN chỉ có 5230 triệu đồng thì năm 2006 đã tăng lên tới 55853 triệu đồng dù năm 2007 có
giảm xuống còn 39931 triệu đồng nhưng không phải là biểu hiện của chất lượng cho vay đã tốt lên mà vì năm 2007 dư nợ cho vay DNNN giảm vì Ngân hàng đã thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho nhiều doanh nghiệp nên dư nợ quá hạn có giảm nhưng nợ xấu còn rất cao, tổng dư nợ thuộc nhóm 3,4,5 chiếm tới 21,7% tổng dư nợ, trong đó nợ gia hạn nợ là 56803 triệu đồng, chiếm 7,6% tổng dư nợ. Đây là một điểm đáng chú ý nếu như chúng ta nhớ rằng chỉ cách đây một vài năm, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác. Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng cũng là một hàn thử biểu để đo tính hiệu quả của các doanh nghiệp. Tình hình các ngân hàng e ngại cho vay doanh nghiệp Nhà nước đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu không làm được như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước khó lòng tìm kiếm được tài trợ về vốn từ các nhà đầu tư và định chế tài chính trung gian để đạt được mục tiêu giữ vị trí then chốt và nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.