Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại vietinbank đống đa (Trang 59 - 62)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NHCT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.2.3.Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Cải tiến thủ tục cho vay: cần phải đơn giản hoá thủ tục cho vay, thủ tục gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Nỗ lực hơn nữa trong việc rút ngắn hơn nữa thời gian xét duyệt hồ sơ xin vay nhưng vẫn đảm bảo HQCV để biến yếu tố này thành một trong những yếu tố cạnh tranh với ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng.

Cần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay. Thẩm định tài chính dự án cho vay là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, nó có tính chất quyết định tới HQCV sau này. Thẩm định tín dụng bao gồm thu thập thông tin và xử lý thông tin.

* Về chất lượng thông tin thu thập

Chi nhánh có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như phỏng vấn trực tiếp khách hàng, xem xét BCTC, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù nguồn thông tin là khá nhiều nhưng lại không đảm bảo độ chính xác, bởi vậy việc lựa chọn thông tin chính xác và đủ độ tin cậy rất khó. Đối với Chi nhánh, việc thu thập thông

cáo kết quả kinh doanh. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm và không tốn kém chi phí để thu thập. Tuy nhiên, nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì mức độ chính xác là thấp và không đáng tin cậy. Vì vậy, Chi nhánh cần mở rộng phạm vi, thu thập thêm những nguồn thông tin khác. Chi nhánh cần chú ý các nguồn thông tin sau: Thông tin điều tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh: Cần nắm bắt được nhịp độ sản xuất chung của DN, mối quan hệ với bạn hàng như thế nào, trách nhiệm và thái độ của công nhân đối với công việc, quan hệ giữa ban lãnh đạo với nhân viên, từ đó CBTD có thể đoán được thông tin mà mình khai thác được là đúng hay sai thông qua thái độ phản ứng của người được phỏng vấn; Thông tin thu thập từ bên ngoài: Chi nhánh có thể thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng, các đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng của chủ đầu tư, các DN hoạt động cùng ngành nghề. Qua đó xác định được uy tín và vị thế của khách hàng mình trên thị trường. Chi nhánh có thể thu thập được thông qua các công ty kiểm toán, chi cục thuế. Các thông tin từ các ngân hàng mà trước đây khách hàng đã từng có mối quan hệ, từ các phương tiện thông tin đại chúng. Chi nhánh nên thành lập bộ phận chuyên khai thác thông tin và tập trung nâng cấp các trang thiết bị cho lĩnh vực này. Đặc biệt Chi nhánh nên thành lập bộ phận lưu trữ thông tin khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin tại Ngân hàng và tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin có hiệu quả; Đối với thông tin được cung cấp từ CIC và của NHCTVN: Hệ thống thông tin này được xem là đáng tin cậy vì do Nhà nước quản lý. Thông tin thu thập từ nguồn này mới chỉ có về tình hình về dư nợ, nợ quá hạn phải thanh toán của DN tại Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần thường xuyên cập nhật để có cái nhìn khách quan về khách hàng của mình và cũng để nắm rõ tình hình hoạt động của dự án mà khách hàng đang sử dụng vốn của Chi nhánh.

* Phân tích thông tin tín dụng

Khi có được các thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hành phân tích thông tin để đưa ra quyết định cho vay. Chi nhánh nên phân tích thông tin dựa vào những tiêu thức tài chính và phi tài chính tuỳ theo quy mô của từng DN xin vay. Nói đến khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng không chỉ xem xét quy mô hoạt động của DN biểu

hiện qua vốn chủ sở hữu, mà bên cạnh đó là phải biết được năng lực SXKD của DN, sức cạnh tranh của hàng hoá mà DN sản xuất ra, triển vọng của DN trong tương lai, từ đó xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng sẽ giúp Chi nhánh đánh giá tình hình SXKD của khách hàng, xác định được sự vận động của đồng vốn trong DN và từ đó có quyết định đúng đắn trong quan hệ tín dụng nhằm giảm thiểu các rủi ro nâng cao HQCV của ngân hàng. Muốn có HQCV cao thì ngoài việc thẩm định dự án thì cần phải hiểu rõ về khách hàng của mình và về đối tượng đầu tư. Sự hiểu biết đó tuỳ thuộc vào khả năng nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng thông qua phân tích BCTC. Phân tích BCTC phải xem xu hướng phát triển của DN theo hướng từ 3 đến 5 năm đồng thời phải so sánh với các DN khác trong cùng ngành nghề kinh doanh và cùng với xu hướng của nền kinh tế. Phân tích BCTC DN là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đi đến quyết định có cho vay hay không.

Hiện nay quy trình xử lý thông tin tín dụng còn mất rất nhiều thời gian, việc xếp hạng tín dụng đôi khi còn thiếu chính xác bởi lẽ với quy trình xếp hạng tín dụng thủ công tùy thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên tín dụng, do vậy rất dễ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về con người. Nếu có thể trong thời gian sớm nhất Chi nhánh nên áp dụng công nghệ tự động hóa việc phân loại tín dụng (điều mà các ngân hàng ở nhiều nơi trên thế giới đã vận dụng). Ưu điểm nổi bật của phương thức này là nhanh chóng, chi phí thấp và giảm rủi ro. Theo chuyên gia tín dụng của ANZ bank Hà Nội thì “Điểm khác biệt lớn nhất giữa hệ thống thủ công và hệ thống tự động là công nghệ quản trị rủi ro. Đối với ngân hàng nước ngoài điều đó đã được quan tâm từ lâu và họ có nhiều công cụ để thực hiện”. Rủi ro phát sinh từ sai sót và thiên vị cá nhân được loại bỏ tối đa trong hệ thống xếp hạng tự động. Theo đó, các tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Sau đó kết quả xếp hạng được trả lại trực tiếp tới khách hàng. Thông thường đi kèm với kết quả này là thông báo của ngân hàng về việc chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của khách hàng, các điều

rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó còn giúp ngân hàng tạo cảm giác thỏa mãn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại vietinbank đống đa (Trang 59 - 62)