Cấu trúc báo hiệu

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (Trang 31 - 33)

5. Giao thức báo hiệu

5.5Cấu trúc báo hiệu

Trong mạng GMPLS, khi khái niệm LSP phân cấp được giới thiệu và báo hiệu hoạt động một cách phân tán được sử dụng, thì nó có thể tạo LSP tại một lớp thấp hơn bằng cách kích hoạt yêu cầu tạo LSP tại lớp cao hơn. Đây gọi là báo hiệu phân cấp.

PATH (PSC) Nút 2 Nút 3 Nút 4 Nút 5 PATH (PSC) PATH (LSC) PATH (LSC) RESV (LSC) LSC - LSP RESV (PSC) RESV (PSC) RESV (PSC) PATH (PSC) PSC - LSP Hình 19: Mô hình phân cấp LSP11

Hình 19 hiển thị ví dụ báo hiệu phân cấp. Trong ví dụ này, mạng bao gồm nút 1, nút 2, nút 4, và nút 5 mà có một giao diện PSC và nút 3 có giao diện LSC, và có một lớp gói tin trên lớp λ. Ở đây, chúng ta thử tạo PSC-LSP từ nút 1 tới nút 5, giả sử rằng LSC-LSP chưa được tạo giữa nút 2 và nút 4.

Đầu tiên, nút 1 gửi bản tin PATH (PSC) tới nút C. PSC trong dấu ngoặc đơn trong hình 19 chỉ loại chuyển mạch của đối tượng yêu cầu nhãn được mô tả ở phần 5.2. Bởi vì LSC-LSP chưa được tạo giữa nút 2 và nút 4, khi nút 2 nhận bản tin PATH (PSC), nó gửi bản tin PATH (LSC) tới nút 3 để tạo LSC-LSP. Bản tin PATH (LSC) được chuyển lên nút 4, và bản tin RESV (LSC) tới nút 2 xuyên qua nút 3, và LSC-LSP được tạo. LSC-LSP giữa nút 2 và nút 4 trở thành một đường kết nối khi nó thấy từ lớp gói tin, và nút 2 gửi PATH (LSC) tới nút 4. Sau này, theo thủ tục tạo PSC-LSP gốc, bản tin PATH (PSC) tới nút 5, và khi bản tin RESV (PSC) được gửi ngược hướng đường đi bản tin PATH và đến nút 1, tạo PSC-LSP được hoàn tất.

Nhìn vào ví dụ, bằng cách sử dụng báo hiệu phân cấp, nó có thể tạo một cách tự động một LSP ở lớp thấp hơn bằng việc sử dụng một kích hoạt từ lớp cao hơn để tạo LSP.

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (Trang 31 - 33)