Các giải pháp cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 54 - 63)

2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập

2.3. Các giải pháp cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Artexport có rất nhiều trong và ngoài nước. Trong nước có các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ TOCOTAP, HAPROSIMEX, BAROTEX ARTEX Sài Gòn,VIHATEX, ARTEX Thăng Long, ... ngoài ra còn có các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như Trung Quốc, Thái Lan...

Để có thể phản ứng nhanh nhạy, có hiệu quả trước các chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh, Artexport cần tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh để tìm ra phương thức ứng phó kịp thời.

Không ngừng tìm hiểu thông tin từ những hoạt động của đối thủ, nắm bắt, phân tích kỹ càng, hiểu rõ điểm mạnh, yếu của đối thủ, phán đoán chính xác để từ đó đưa ra những đòn quyết định để chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng về phía mình.

2.4.Giải pháp về nguồn cung cấp

Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu thì vấn đề rất quan trọng cần phải quan tâm đó là nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu ổn định, kịp thời giúp cho việc thực hiện hợp đồng được chủ động, chất lượng hàng hoá đạt yêu cầu của hợp đồng sẽ nâng cao được uy tín của Artexport trong kinh doanh.

Artexport không trực tiếp sản xuất các mặt hàng mà là đơn vị trung gian xuất khẩu hàng. Artexport chủ yếu thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ này từ các làng nghề truyền thống. Đó là nơi cung cấp hàng chủ yếu cho công ty. Nguồn hàng ổn định và lớn sẽ tạo tiền đề cho công ty có được những chiến lược kinh doanh xuất khẩu tốt hơn.

Để đảm bảo cung cấp hàng ổn định công ty phải chịu đầu tư về cho các làng nghề truyền thống sản xuất như về các vấn đề tài chính, đẩy mạnh và hỗ trợ công nghệ, giúp họ mở rộng kho bãi, xây dựng kho bãi đảm bảo chất lượng bảo quản, hoàn thiện hơn hệ thông lưu thông vận chuyển hàng hóa, đảm bảo cho hàng hóa an toàn trong khâu vận chuyển, nhanh chóng, kịp thời…

Ngoài ra công ty cần có quan hệ tốt với những ‘đầu mối’ lớn trong làng nghề, người mà đứng ra thu gom sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các hộ sản xuất trong làng nghề rồi giao lại cho Artexport. Làm được điều đó sẽ giúp cho Artexport có được sự độc quyền mua hàng, hạn chế sự cạnh tranh trong việc mua các nguồn hàng này từ các công ty khác trong nước cùng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ này.

Hiện nay thì các làng nghề của chúng ta đang trong tình trạng thiếu vốn đầu tư để mở rộng cơ sở sản xuất, e sợ hàng không bán được. Vì vậy mà

Artexport cần hiểu được vấn đề này và nhanh chóng đầu tư vốn cho nguồn hàng để làng nghề sản xuất tin rằng liên kết làm việc với Artexport họ sẽ không phải lo lắng trong vấn đề đầu ra của sản phẩm. Để làm được điều đó Artexport phải nghiên cứu tìm kiếm các đơn vị sản xuất thích hợp với nhu cầu của mình để có thể đầu tư vào đó, đảm bảo cho nguồn hàng xuất khẩu và quản lí được chi phí sản xuất sản phẩm.

2.5.Các giải pháp tài chính

Điều này có nghĩa là Artexport cần có sự chuẩn bị về vốn cho các mục tiêu, chiến lược xuất khẩu của mình. Mặt khác, dự định đầu tư cho sản xuất sẽ cần một lượng vốn lớn và lâu dài vì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho các khâu phục vụ sản xuất như xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển, mua sắm máy móc thiết bị,..

Để có thể mở rộng được thị trường công ty cũng phải đòi hỏi một lượng vốn lớn đặc biệt là những chi phí ban đầu.

Vì thế Artexport phải chuẩn bị tốt về vốn cho chiến lược kinh doanh của mình. Năm 2005 Artexport đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá công ty, và đây là một tín hiệu tốt cho nguồn vốn của Artexport vì sẽ huy động được nguồn vốn nhiều hơn. Có được nguồn vốn tốt, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, khôi phục lại nhiều làng nghề truyền thống. Điều đó cũng có nghĩa là công ty sẽ có được nhiều mặt hàng phong phú hơn, có tính cạnh tranh trong xuất khẩu hơn, xuất khẩu được nhiều hàng hơn nữa

Artexport nên đầu tư trước tiên vào việc nâng cấp nhà xưởng, các kho bãi hiện có (Bát Tràng, Thanh Lân...) thêm vào đó là đầu tư vào các cơ sở, cấp vốn làm ăn cho cơ sở để tạo niềm tin, việc đầu tư vào thuê chuyên gia đặc biệt là Việt kiều, các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ, thay đổi kiểu dáng sản phẩm cũng.

Việc liên doanh, liên kết với các cơ sở cũng nên được chú trọng, khi các cơ sở có kĩ thuật, có mặt bằng thì ta có thể liên kết giúp đỡ họ về vốn, trang thiết bị… qua đó tạo ra được niềm tin và có được nguồn cung ứng ổn định.

Đầu tư cho các xưởng hoàn thiện sản phẩm, ở các xưởng này, Artexport có thể quản lý được khối lượng, chất lượng hàng hoá cho xuất khẩu, xưởng có thể thu mua nguyên liệu ở ngoài rồi về tiến hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm.

Hiện nay do đã chuyển sang cổ phần hoá nên việc huy động vốn cho công ty có thể thực hiện bằng nhiều cách như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn của ngân hàng, tổ chức tài chính…. để tạo ra nguồn cho hoạt động đầu tư.

KẾT LUẬN

Thị trường Nhật Bản đã và đang chứng tỏ là một thị trường quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport. Uy tín của công ty ngày càng được củng cố và được người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Điều này thể hiện qua giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản liên tục tăng lên qua các năm. Triển vọng trong tương lai Nhật Bản vẫn là thị trường hấp dẫn đối hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung cũng như của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Artexport 40 năm xây dựng và trưởng thành, 2004 - Artexport Profile, 2006

- Báo cáo số liệu hàng năm của công ty

- Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, GS.Võ Thanh Thu

- Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ Đắk lắk http://www.daktra.com.vn

- Giáo trình Kinh doanh thương mại quốc tế, khoa Thương mại, đại học Kinh tế quốc dân, 2003

- VCCI, Kinh doanh với thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………...……… 1

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN……....………….….. 2

1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản ………...2

1.1 .Về chất lượng…………...…2

1.2. Về mẫu mã sản phẩm …...3

1.3. Về giá………...3

1.4. Vấn đề sinh thái……...…4

2. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản………...4

2.1. Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh xuất khẩu……...4

2.1.1.Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước……...…5

2.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn……...6

2.1.3.Tạo việc làm và nâng cao đời sống …...7

2.1.4.Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại…...8

2.1.5.Gìn giữ các giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của dân tộc...…9

2.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam………... 9

2.2.1. Tính văn hóa …...9

2.2.2. Tính mỹ thuật …...…10

2.2.3. Tính đơn chiếc…...10

2.2.4. Tính đa dạng……...11

2.2.5.Tính thủ công…...11

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản………...…11

3.2.Nguồn nguyên liệu………...…12

3.3.Tiềm năng sản xuất và tính bền vững………...12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN………... 13

1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport ………...…13

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Artexport... ...13

1.2. Nhiệm vụ của Artexport...15

1.3. Quyền hạn của Artexport... 16

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Artexport...

...18

1.5. Sản phẩm của Artexport………... 22

1.6. Nguồn hàng của Artexport………...… 24

1.7.Thị trường của Artexport………....… 24

2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport……

...……25

2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây………... 25

2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Artexport………... 27

2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Artexport………...…30

2.3.1. Khu vực Tây Bắc Âu………... 30

2.3.2. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương………...… 30

2.3.3. Khu vực Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa cũ………....……31

2.3.4. Các khu vực thị trường khác ………...…32

2.3.5. Hoạt động nhập khẩu………...32

3.Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật

Bản ………...33

3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản………...…33

3.2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản…...34

3.3. Hình thức xuất khẩu của Artexport………... 36

4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport vào thị trường Nhật Bản... 38

4.1. Điểm mạnh ...38

4.2. Điểm yếu ...40

4.3. Cơ hội ...41

4.4. Nguy cơ ...43

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ...44

1.Định hướng và mục tiêu kinh doanh, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport... 44

1.1. Định hướng về thị trường ...44

1.2.Định hướng về kim ngạch xuất khẩu... 45

1.3. Định hướng về sản phẩm... 46

1.4. Định hướng về nguồn nhân lực ...46

1.5.Một số mục tiêu khác ...46

2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport sang thị trường Nhật Bản... 46

2.1. Các giải pháp về thị trường...47

2.2.Các giải pháp về sản phẩm...47

2.2.1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm...48

2.2.3. Đa dạng hóa các mặt hàng... 50

2.2.4.Xúc tiến thương mại...51

2.3. Các giải pháp cạnh tranh...53

2.4. Giải pháp về nguồn cung cấp ...55

2.5. Các giải pháp tài chính... 56

KẾT LUẬN ...58

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w