2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport
2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần
Bảng 1 : Thống kê một số chỉ tiêu Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch xuất khẩu 439,24 513,5 560,9 619,36 673,554 Doanh thu 348 470 600 674 742
Lợi nhuận 2,050 2,187 4,5 7,350 9,672
Thu nhập bq đầu người
1,85 2,2 2,5 2,65 2,7
( Nguồn : Báo cáo hàng năm phòng Tài chính – Kế toán )
Theo các số liệu những năm gần đây cũng như xem xét tài liệu về lịch sử truyền thống của Artexport, hoạt động sản xuất kinh doanh của Artexport đang tăng trưởng, phát triển và ngày càng có nhiều thành công hơn. Đặc biệt từ khi chuyển đổi mô hình sang mô hình cổ phần, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng khá đều đặn, kim ngạch trung bình 5 năm gần đây là 561,3108 tỷ đồng VN. Năm 2004 tăng 16,9%; năm 2005 tăng 9,23%; năm 2006 tăng 10,422%; năm 2007 tăng 8,75%. Tăng trưởng trung bình đạt 58,578 tỷ đồng.
- Doanh thu hàng năm có sự giảm sút, năm 2004 tăng 35,057%; năm 2004 tăng 27,66%; năm 2005 tăng 12,33%; năm 2007 tăng 10,089% tương đương 742 tỷ đồng gấp đôi doanh thu năm 2003 chỉ sau 4 năm.
- Mặc dù doanh thu hàng năm có sự giảm sút song lợi nhuận lại thể hiện sự hoạt động kinh doanh khá khả quan. Năm 2004 lợi nhuận chỉ tăng 0,137 tỷ đồng, một con số khiêm tốn thì ngay năm sau, năm 2005 ( một năm sau khi cổ phần hóa) lợi nhuận tăng 2,312 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với năm trước. Từ năm 2005 tới 2007, lợi nhuận của Artexport tiếp tục tăng ổn định. Năm 2006 tăng 2,85 tỷ tương đương 63,33%; năm 2007 tăng 2,322 tỷ đồng tương đương 31,59%.
- Thu nhập bình quân người/tháng của Artexport từ năm 2004 giữ trên mức 2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2005 là 2.5 triệu
VNĐ/người/tháng, đến năm 2007 đạt 2.7 triệu đông/ nguời/ tháng, so sánh mức thu nhập đó với mức trung bình của Việt Nam thì đó quả là một con số đáng kể. Thêm vào đó phần cổ tức hiện được trả với lãi suất rất cao 10% - 20%/ năm luôn tạo ra được niềm tin với các cổ đông và kết quả hoạt động của Artexport.
- Nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng rất cao, trung bình từ 16-20 tỷ VNĐ/năm. Đó là một thành công của Artexport trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
- Với những bước mở rộng phát triển của mình, công ty ngày nay đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 30 vạn người, có đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của nghành thương mại nước ta.
2.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Artexport
Là công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nên sản phẩm của Artexport đa dạng từ mặt hàng đơn giản đến những mặt hàng đòi hỏi sự tinh tế cao. Tuy nhiên một số sản phẩm chính của công ty như: cói, hàng sơn mài, hàng gốm sứ, hàng thêu ren vẫn giữ được sự ổn định trong xuất khẩu.
Bảng 2 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ 2002 -2007
Tên hàng 2003 2004 2005 2006 2007 KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) KN Tỷ trọng (%) Cói,mây, tre 658 8 895 8,4 945,6 9,4 972 8,4 826 6,84 Sơn mài 233 2 28,5 2919 27,3 2482, 5 24,7 2358 20,45 2294 19 Gốm sứ 620 7,5 1356 12,7 645,8 6,42 1475 12,8 2586 21,42 Thêu 269 0 33 3472 32,5 3108, 6 30,9 3341 28,97 3126 25,89 Khác 187 5 23 2036 19,1 2862, 5 28,58 3386 29.38 3241 26,84 KNXuất khẩu 817 5 100 1067 8 100 10045 100 1153 2 100 1207 3 100
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu hàng năm của Artexport)
Artexport đã đa dạng hoá các mặt hàng dựa vào ưu thế của Việt Nam như nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. Hàng thủ công mỹ nghệ được khách hàng chọn lựa nhưng với những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Chính những đòi hỏi này từ phía người tiêu dùng quốc tế khiến cho công ty đã phải đưa ra những tiêu chuẩn trong việc tìm kiếm nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua bảng số liệu trên đây chúng ta thấy: Từ năm 2003 đến 2005, các mặt hàng có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng và mất cân đối. Trong khi mặt hàng sơn mài và thêu luôn thể hiện ưu thế trong xuất khẩu thì mặt hàng cói, mây tre và gốm sứ lại chiếm tỉ trọng thấp, thường là dưới 10%. Đến năm 2006 và 2007, sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng thế hiện về sức hấp dẫn cho các thị trường và sự cân bằng trong xuất khẩu. Tỷ trọng các mặt hàng tương đối đồng đều. Năm 2007: Cói, mây, tre - 6,84%; Gốm sứ - 21,42%; Sơn mài – 19%; Thêu – 25,89%; Các mặt hàng khác 26,84%.
Trước năm 2005, mặt hàng sơn mài của công ty rất được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch (năm 2003 chiếm tỉ trọng 28,5%; năm 2004 chiếm tỉ trọng 27,3%) và nó cũng là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Artexport. Từ năm 2005, hàng sơn mài có sự sụt giảm đáng kể về tỷ trọng và đến 2007, chỉ còn chiếm tỷ trọng 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng gốm sứ với mẫu mã và chủng loại đẹp nhiều hoạ tiết được rất nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng ưa chuộng. Trong một vài năm trở lại đây đặc biệt là năm 2003 mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng có 7,5 %. Do sự cạnh tranh với một số nước như Trung Quốc, Thái Lan. Nhưng đến năm 2004 tỷ trọng về gốm sứ đã tăng lên 5,2% so với năm 2003. Năm 2005 thì lại có đôi chút giảm. Song trong hai năm 2006 đạt tỷ trọng 12,8% và 2007 đạt tỷ trọng 21,42% có chiều hướng gia tăng và chiếm tỉ trọng cao trên đà phát triển thành mặt hàng chủ lực.
Hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu của Artexport có chiều hướng giảm so với các năm trước, đặc biệt là năm 2002 với 6533 ngàn USD. Chỉ có hàng thêu ren là vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu và đạt mức tăng cao . Qua bảng số liệu trên thì hàng thêu ren vẫn là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm 2002 – 2007, thêu ren luôn là mặt hàng cao nhất trong tỷ trọng hàng xuất khẩu với tỷ trọng 33%, 32,5%, 30,9%, 28,97%, 25,89%.
Mặt hàng cói, mây, tre cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch của Artexport. Tuy nhiên tỷ trọng của mặt hàng này thay đổi thất thường lúc tăng lúc giảm. Có thể do nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất mặt hàng này là khan hiếm. Đây là loại mặt hàng truyền thống của Artexport, vì thế mà công ty rất có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thu gom nguyên liệu, kiểm tra chất lượng mặt hàng. Với ưu thế đó, có thể nói phát triển mạnh mặt hàng này sẽ là một lợi thế đối với Artexport.
Không những chỉ chú trọng đến những mặt hàng chủ lực này mà công ty còn kết hợp xuất khẩu những mặt hàng khác, đa dạng hoá chủng loại và tìm
kiếm thị trường tiêu thụ trong tương lai, tăng thị trường, tăng lợi nhuận khai thác tận dụng được lợi thế của mình.