Tổng quan về thị trường EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

a) Tình hình phát triển kinh tế của EU trong những năm gần đây.

Liên minh Châu Âu (EU), một tổ chức kinh tế hùng mạnh là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật, EU), được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn và cho đến nay EU đã trở thành một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Đây là trung tâm thương mại, tài chính khổng lồ với sức mạnh của sự ra đời đồng EURO ngày 1/1/2002 và được hoạt động trên cơ sở các Hiệp ước (hiệp ước Paris, hiệp ước Rome, hiệp ước thành lập cộng đồng Châu Âu EC, hiệp ước Maastricht, hiệp ước Amsterdam).

Là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới Eu có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Cụ thể cho thấy là: GDP năm 2001 là 2,7%, năm 2002 đạt 2.0%, năm 2003 đạt 2.6%, năm 2004 đạt 2.7%, năm 2005 đạt 2.71%, năm 2006 đạt 2.76% và cho đến năm 2007 thì đạt 2.7%, tăng trưởng rất nhịp nhàng và đều đặn qua các năm và hầu như không bị khủng hoảng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính. Đây chính là nguyên nhân mà kinh tế EU

phát triển chắc chắn, tạo sức mạnh cho nền kinh tế thế giới. EU là một thị trường khá khó tính trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác. EU luôn kiểm tra hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa trước khi nhập khẩu hàng hóa và đương nhiên những hàng hóa xấu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ không được nhập khẩu vào EU.

Có thể nói Châu Âu là một khu vực phát triển đồng đều nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người cao, mức sống của người dân ở các nước cao vào bậc đầu thế giới. Châu Âu luôn giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong khi tăng trưởng kinh tế luôn tăng cao. Qua bảng trên ta thấy GDP của EU tăng đều đặn qua các năm, điều này thể hiện sự phát triển hùng mạnh của EU và nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các nền kinh tế khác. Cụ thể là GDP năm 2001 là 8482 tỷ USD, năm 2002 là 8510 tỷ USD, và tăng đều cho đến năm 2006 GDP là 9857 tỷ USD nhưng đến năm 2007 thì nền kinh tế EU có xu hướng giảm xuống với tỷ lệ tăng trưởng là 2.7%. Mặc dù vậy nhưng EU là khu vực có mức lạm phát rất thấp. Đặc biệt nhất là năm 2002, với mức tăng trưởng là 2.0 thì tỷ lệ lạm phát chỉ có 1,1%- là mức thấp chưa từng có trong lịch sử, điều này làm cho thâm hụt của ngân sách các nước thành viên dừng lại ở con số thấp nhất.

Tuy nhiên đến năm 2007 vừa qua, EC cho biết tốc độ tăng trưởng của các nước EU sẽ bị giảm xuống. Các quan chức của EC cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm cùng với việc giá dầu tăng cao. Trong khi tốc độ tăng trưởng giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát của khu vực này lại tăng lên 1.8%. Uỷ viên kinh tế và tiền tệ của Eu cho biết: ”EU đang phải chịu những tác động xấu của nền kinh tế suy thoái toàn cầu”

- EU là thị trường có quy mô lớn: EU là khu vực dân đông nên có nhu cầu tiêu dùng rất lớn,bao gồm 25 quốc gia với trên 500 triệu người. Thị trường EU mang tính thống nhất cao giúp các nước cảm thấy thoải mái, tiện lợi và đơn giản trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa sang EU. Chỉ cần đạt được quy định, tiêu chuẩn chung, và chỉ cần thông quan hàng hoá một lần khi vào Châu Âu mà không cần thông quan hàng hoá ở các nứơc trong nội khối EU là có thể xuất khẩu hàng hóa sang EU. Liên minh Châu Âu chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là thành viên chủ chốt trong tổ chức thương mại thế giới (WTO), là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do quy mô lớn như vậy nên nhu cầu trong khu vực EU là rất cao và trong tương lai EU vẫn là mục tiêu để các nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.

- Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng.

Do là khu vực của rất nhiều nước thành viên nên nhu cầu tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau. Chính vì vậy Eu thường có lượng nhập khẩu lớn những loại hàng hoá như: Thuỷ sản, dày dép, hàng may mặc…rất đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại và đặc biệt EU rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Tuy mỗi nước trong khu vực đều có những đặc điểm rất riêng biệt làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ở những nước này cũng rất khác nhau nhưng đều là các nước nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên vẫn có những điểm tương đồng trong thói quen tiêu dùng ví dụ : dày, dép người Áo, Đức, Hà Lan không chứa chất nhuộm và có nguồn gốc hữu cơ…Vậy khi hàng hoá muốn thâm nhập vào thị trường EU thì phải chú ý tìm hiểu kỹ những quy định chung, thị hiếu, thói quen, xu hướng tiêu dùng chung của Châu Âu.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, thu nhập, mức sống của họ cao nên đặc điểm về sở thích cũng khá giống nhau. Họ yêu cầu rất khắt khe về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm mà không quan tâm nhiều đến giá cả hàng hoá, họ thích những thương hiệu

nổi tiếng và chất lượng cao. Chính vì vậy nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ họ rất đòi hỏi cao về sự tỷ mỉ và tinh tế của sản phẩm, họ rất yêu thích những sản phẩm làm từ thiên nhiên mà không gây độc hại cho con người. Đây cũng là ưu thế cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển trên thị trường này.

- EU là thị trường khó tính.

EU là một thị trường có lịch sử phát triển từ rất lâu đời nên các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân. Chính sự “già cỗi” đó làm cho EU trở thành một thị trường khó tính, cụ thể ở đây là các sản phẩm khi xuất khẩu sang EU đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng ngay từ khi nhập khẩu cho đến khi người dân trong khối tiêu dùng những sản phẩm đó. Eu tỏ ra thận trọng và đôi khi có phần hơi bảo thủ khi mua và sử dụng hàng hóa tuy nhiên đây cũng là một đặc điểm tốt cho người tiêu dùng.

- EU là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng: Là một thị trường phát triển rất đồng đều và có đời sống rất cao nên những yếu tố liên quan tới an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng được EU rất chú trọng và đặt lên hàng đầu. EU đưa ra những tiêu chuẩn, các quy định chung của Châu Âu để cấm buôn bán những sản phẩm được sản xuất ra ở các nước mà chưa đạt được những tiêu chuẩn của Châu Âu. EU kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có những hệ thống theo dõi nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng một cách tối đa. EU có các tổ chức nghiên cứu và định chuẩn đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu.

c) Chính sách thương mại và cơ chế nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU

- Chính sách thương mại nội khối: EU tâp trung chủ yếu vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu ÂU nhằm mục tiêu xóa bỏ hết tất cả việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan tức xóa bỏ hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa sức lao động, dịch vụ và vốn

có thể tự do lưu thông. Điều này làm cho các quốc gia trong khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hợp tác cùng bổ sung cho nhau để phát triển. Đây là chính sách rất hợp lý và có vai trò quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia trong khu vực.

Liên minh Châu Âu vận dụng hai nguyên tắc điều hòa và công nhận lẫn nhau, các nước thành viên đều nhất trí đảm bảo quyền tự do đi lại cho các công dân về mặt địa lý, tự do di chuyển về nghề nghiệp, nhất thể hóa về xã hội và tự do cư trú.

- Chính sách ngoại thương: Ngoại thương có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của EU vì nó đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao, thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra việc làm cho người dân Châu Âu. Các nước EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoại khối. Chính sách ngoại thương của EU bao gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định, tất cả đều được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc phù hợp với thông lệ và quy định quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w