2.2.1.4.1 Giá trị các mặt hàng nhập khẩu
Hiện nay các mặt hàng Công ty đang tiến hành nhập khẩu là: phụ tùng đầu máy toa xe, tâm ghi, phụ kiện cầu đường, sắt thép nguyên liệu, các thiết bị thông tin tín hiệu và một số mặt hàng khác.
Trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng chính của Công ty trung bình tăng 8,3triệu USD tương đương 130tỷ đ.
Số lượng mặt hàng nhập khẩu lên đến 32 mặt hàng trong đó có 29 mặt hàng thuộc nhóm phụ tùng thiết bị, 3 mặt hàng thuộc nhóm nguyen vật liêu.
Số lượng hàng nhập khẩu tăng thêm đó phục vụ chủ yếu cho việc bảo dưỡng sửa chữa Đường sắt, thiết bị sửa chữa Đường sắt.
Cụ thể giá trị các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty giai đoạn 2004 - 2007 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2004 - 2007
Đơn vị: USD TT Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 1 Phụ tùng toa xe 269.243 1.590.732 2.530.482 2.862.125 2 Phụ tùng đầu máy 364.144 831.618 1.025.805 1.134.906 3 Thép các loại 1.187.606 648.033 102.024 4 Ray P43,24,30 665.734 493.899 680.453 820.064 5 Phụ kiện cầu đường 519.785 289.745 350.250 470.350
6 Thạch cao 82.798 259.053 260.670 290.240
7 Thiết bị bảo dưỡng 118.694 617.867 650.350 815.730
8 Kích răng 18.873 14.250 22.610
9 trục bánh toa xe 673.067 496.034 750.000 832.105
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kĩ thuật
Qua bảng trên ta thấy việc nhập khẩu phụ tùng đầu máy, toa xe, thiết bị bảo dưỡng,thạch cao là các mặt hàng có xu hướng tăng qua các năm, còn các mặt như Ray, phụ kiện cầu đường, trục bánh toa xe thì gí trị nhập khẩu năm 2005 có giảm hơn so với năm 2004 nhưng năm 2006 và năm 2007 lại có xu hướng tăng.
Ví dụ như: giá trị Ray nhập khẩu năm 2005 giảm 171.835 USD(74,2%) so với năm 2004, nhưng năm 2006 lại tăng 186.554 USD(138%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 139.611USD(120,5%) so với năm 2006.
Thị trường nhập khẩu có vai trò rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng đầu vào của hàng hoá và kết quả đầu ra của Công ty. Vì vậy nên Công ty rất chú trọng vào việc lựa chọn thị trường nhập khẩu, Công ty đã tích cực trong việc đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng cung cấp, năng lực của những nhà cung ứng.
Thị trường quen thuộc của Công ty là: Trung Quốc, Ấn Độ, Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Giá trị nhập khẩu của Công ty đối với từng thị trường trên được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng số liệu về thị trường nhập khẩu ở Công ty Virasimex
Đơn vị: USD Thị Trường 2005 2006 2007 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Trung Quốc 2.954.456 3.176.616 3.453.579 107,5 108,7 Ấn Độ 567.040 819.372 902.230 144,4 110,1 Bỉ 642.075 1.184.580 1.540.520 184,3 130 Pháp 48.721 50.023 55.300 102,6 110,5 Đài Loan 99.646 188.227 221.762 188,8 117,8 Hàn Quốc 576.138 112.215
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
Qua bảng số liệu ta thấy: Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Công ty, giá trị nhập khẩu từ thị trường này có xu hướng tăng qua các năm. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng của Công ty từ các thị trường này năm 2007 đều tăng so với năm 2006: Tăng mạnh nhất là từ thị trường Bỉ (tăng 130%), và Đài Loan (tăng 117,8%).
Ngoài các thị trường truyền thống trên thì hiện nay Công ty đã mở rộng thị trường nhập khẩu với nhiều thị trường mới như: Italia, Nam Phi, Đức. Tuy trị giá nhập khẩu ở các nước này hiện còn thấp, những mặt hàng nhập khẩu từ những nước này chủ yếu là các phụ tùng thiết bị như: Băng đa đầu nhập khẩu từ Nam Phi trị giá 57.600USD(2005), hay vòng bi toa xe lửa nhập khẩu từ Ý với trị giá 215000 USD(2005). Việc nhập khẩu từ các thị trường này chưa ổn định mà chỉ nhập khẩu nhằm mục đích phục vụ cho một số mặt hàng tại thời điểm nhất định. Nhưng trong tương lai đây sẽ là các thị trường tiềm năng đối với sự phát triển kinh doanh của Công ty.
2.2.2. Thực trạng ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty VIRASIMEX
Ký kết hợp đồng là một trong những khâu mở đầu quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Để ký kết được các hợp đồng TMQT và là những hợp đồng có lợi nhất, có thể thực hiện được, ít rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi không chỉ ở sự linh hoạt, tinh tế, có kinh nghiệm của đàm phán ký kết mà còn đòi hỏi cả một quá trình chuẩn bị, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng.
Việc ký kết hợp đồng của công ty được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là hình thức trực tiếp gặp gỡ hoặc thông qua con đường thư điện từ, điện tín. Hoạt động ký kết đi liền với hoạt động đàm phán. Khi đàm phán thành công, nghĩa là bên công ty và bên cung ứng (bên xuất khẩu) đã có sự thống nhất về cách nhận định, quan niệm về các điều khoản nêu ra thì lúc này hai bên sẽ tiến hành ký kết vào làm thành một hợp đồng.
Đối với những bạn hàng quen thuộc của công ty như: Trung Quốc, Bỉ, Ấn Độ có quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau, công ty sử dụng đàm phán bằng
hành hoạt động ký kết. Điều này có nghĩa là khi công ty nhận đơn chào hàng của người bán hoặc người bán nhận được đơn đặt hàng của công ty, nếu hai bên thống nhất về mọi điều khoản thì cùng ký vào làm thành một hợp đồng. Việc sử dụng hình thức giao dịch này giúp công ty có nhiều thời gian để nghiên cứu, cân nhắc, suy nghĩ và đưa ra mọi phương án có thể xảy ra.
Có 3 hình thức ký kết hợp đồng bao gồm hợp đồng nhập khẩu trực tiếp, hợp đồng nhập khẩu uỷ thác, hợp đồng nhập khẩu liên doanh liên kết, hình thức ký kết trực tiếp được công ty sử dụng duy nhất trong kinh doanh. Hợp đồng của công ty có giá trị rất lớn và hàng nhập khẩu thường đòi hỏi kỹ thuật chính xác theo bản vẽ nên hợp đồng của công ty được rà soát rất kỹ để đem lại hiệu quả cao trong việc nhập khẩu.
Như vậy, để thực hiện hợp đồng nhập khẩu được tiến hành tốt, các bên nhanh chóng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty xem xét kỹ lưỡng mọi điều khoản ghi trong hợp đồng trước khi ký kết, cân nhắc xem đã đầy đủ những thoả thuận đã đàm phán chưa. Trong đó, công ty thường chú trọng vào các điều khoản mà nếu thoả thuận, xem xét không kỹ càng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp khó giải quyết như:
- Điều khoản về giá cả: xác định rõ đồng tiền tính giá là đồng tiền nào, mức giá tính là bao nhiêu, phương pháp quy định giá là giá cố định hay giá linh hoạt. Hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều quy định đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán là đôla Mỹ. Ngoài ra, việc xác định mức giá trong hợp đồng, công ty còn căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng. Do hàng hoá của công tu chủ yếu nhập khẩu bằng đường biển, công ty nhập khẩu theo giá CIF Hải Phòng, Cái Lân. Vì vậy, mức giá nhập khẩu của công ty chịu mức giá cao vì
khoản chi phí về vận tải, về bảo hiểm, các khoản thuế như thuế nhập khẩu, thuế VAT, các chi phí liên quan khác bên bán đều đưa vào giá. - Điều khoản về tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng theo từng mặt
hàng nhập khẩu cũng được công ty xem xét kỹ. Ví dụ như: nhập khẩu mặt hàng “Đầu máy toa xe”, số lượng (1 chiếc), loại mấy tấn (5 tấn), công suất bao nhiêu để bên bán giao hàng một cách thuận lợi, nhanh chóng cho công ty.
- Điều khoản thuê tàu: điều kiện này cũng đòi hỏi công ty phải thoả thuận, xem xét các vấn đề đưa ra một cách thận trọng trong hợp đồng. Các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều thoả thuận ký kết việc thuê tàu là do bên bán. Công ty nhập khẩu hàng theo giá CIF – điều đó có nghĩa là: bên bán phải chịu các chi phí về thuê tàu, về bảo hiểm, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng (nếu chi phí này đã nằm trong tiền cước). Nhưng khác với các điều kiện giao hàng khác, khi nhập CIF thì địa điểm phân chia rủi ro và điểm phân chia chi phí là khác nhau, do đó nếu thoả thuận không kỹ nhất là về điều kiện bảo hiểm thì hàng hoá trên đường vận chuyển gặp phải sự cố bất thường thì công ty sẽ phải chịu mức thiệt hại, rủi ro nhiều hơn.
- Điều khoản trọng tài: Để đảm bảo quyền lợi khi xét xử tranh chấp, công ty VIRASIMEX đã chú ý chọn trọng tài xét xử là trọng tài Việt Nam. Hiện nay, cơ quan là Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
- Điều khoản bào hành: Đây cũng là một trong các điều khoản mà công ty cũng rất quan tâm vì các sản phẩm nhập khẩu của công ty chủ yếu là đầu máy toa xe, thép, răng kích các loại…và chế độ bảo hành, bảo dưỡng là rất cần thiết. Muốn tạo uy tín với khách hàng, công ty
thường xuyên yêu cầu bên cung ứng kéo dài thời hạn bảo hành (1 năm) để đảm bảo hiệu quả sử dụng chúng.
2.3Thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty VIRASIMEX
2.3.1 Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty VIRASIMEX
Nhìn chung, trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực, tích cực của các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty VIRASIMEX, số lượng hợp đồng mà công ty ký kết và thực hiện đã tăng lên đáng kể. Công ty đã luôn chủ động trong việc tìm kiếm các hợp đồng mới cũng như tích cực trong công tác nghiên cứu thị trường để nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng tốt hơn, mẫu mã, chủng loại đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Số hợp đồng nhập khẩu đã ký kết và thực hiện của công ty từ năm 2005 – 2007: Đơn vị tính: tỷ VND Năm 2005 2006 2007 Số hợp đồng nhập khẩu trực tiếp 108 117 125 Tổng giá trị hợp đồng 88,81 111,86 307,53
Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật
Từ bảng trên ta thấy: Trong năm 2006, số hợp đồng mà công ty ký kết tăng lên 9 hợp đồng và tổng giá trị các hợp đồng tăng 23,05 tỷ (26%) so với năm 2005. Năm 2007 tăng lên 8 hợp đồng và tổng giá trị các hợp đồng tăng 195,67 tỷ (174,9%) so với năm 2006, điều này đã phản ánh những cố gắng trong công tác thực hiện hợp đồng. Các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều
là hợp đồng nhập khẩu trực tiếp, không có hợp đồng nhập khẩu uỷ thác hoặc hợp đồng nhập khẩu liên doanh. Hình thức nhập khẩu này giúp công ty có thể đàm phán trực tiếp với bên cung ứng, thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng một cách trực tiếp, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu được nhanh chóng đông thời công ty cũng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường trong nước, xem xét, nghiên cứu mặt hàng nào đang có nhu cầu tăng để tiến hành ký kết thêm nhiều hợp đồng nhập khẩu. Trước mắt, các đơn vị cung ứng cho công ty thường là những bạn hàng quen thuộc như Trung Quốc, Bỉ,…nên việc nhập khẩu các mặt hàng cung trở nên dễ dàng hơn vì công ty nhiều sự lựa chọn về giá cả, chủng loại. Trong các bạn hàng quen thuộc này thì Trung Quốc vẫn là bạn hàng xuất khẩu nhiều nhất. Giá trị một số hợp đồng còn nhỏ khoảng 45.000 đến 55.000 $, còn hợp đồng với giá trị lớn thường 100.000 đến 150.000 $ (đầu máy toa xe lửa), những hợp đồng lớn này còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hầu hết các hợp đồng mà công ty đã ký kết đều được thực hiện cả. Tuy nhiên không phải hợp đồng nào công ty cũng tiến hành một cách thuận lợi, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt là làm thủ tục hải quan, nhận hàng và việc giao nhận hàng thường bị chậm.
2.3.2Quá trình tổ chức thực hiện các hợp đồng
Do các mặt hàng nhập khẩu của công ty không nằm trong danh mục các mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu nên khi thực hiện hợp đồng công việc đầu tiên của công ty là mở L/C.
Hầu hết, trong các trường hợp mà công ty VIRASIMEX đã ký kết, bên xuất khẩu đã yêu cầu công ty thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ L/C. Chính vì vậy công việc đầu tiên của công ty là tiến hành mở L/C.
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa hai bên, công ty VIRASIMEX thực hiện các thủ tục mở L/C đến một ngân hàng, trong đơn này công ty nêu rõ chứng từ mà người bán phải xuất trình khi yêu cầu thanh toán. Công ty mở L/C qua ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Để mở L/C tại ngân hàng này, công tỷ phải viết đơn xin mở L/C theo mẫu mà ngân hàng này yêu cầu, lệ phí mở L/C là 0,4%, đồng thời trước kia công ty phải ký quỹ cho ngân hàng là 5%. Do hiện nay uy tín của công ty với ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn nên công ty không phải ký quỹ nữa. Trong đơn xin mở L/C của công ty phải ghi rõ các điều kiện:
- Người hưởng lợi: Người hưởng lợi trong L/C là người bán hàng cho công ty với đầy đủ số tài khoản, tên ngân hàng giao dịch, tên kinh doanh, tên giao dịch quốc tế cũng như tên viết tắt.
- Số tiền mở trong L/C: được ghi cả bằng số va bằng chữ, tiền trong hợp đồng nhập khẩu của công ty phải ghi bằng số chính xác tuyệt đối. - Thời gian giao hàng, điều kiện giao hàng theo đúng như trong hợp
đồng mà hai bên ký kết. Công ty chủ yếu vẫn nhập khẩu theo giá CIF Hải Phòng, Cái Lân.
- Các điều khoản khác như: Mã hiệu tàu, cảng đi, cảng đến, ký mã hiệu hàng hoá bao bì.
Đặc biệt, các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình đầy đủ với ngân hàng mở L/C bao gồm:
+ Hoá đơn thương mại
+ Đơn bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm cấp
+ Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hoá
+ Giấy chứng nhận hàng hoá đã qua kiểm nghiệm do cơ quan kiểm nghiệm ký phát
+ phiếu kê khai đóng gói
Sau khi nhận được đơn xin mở L/C của công ty, ngân hàng Ngoại Thương tiến hành xem xét và mở một L/C theo đúng yêu cầu của công ty, đồng thời thông báo cho công ty biết việc mở L/C, sau đó phát hành L/C tới ngân hàng thông báo ở nước người bán, nhờ ngân hàng này chuyển bản gốc L/C tới người xuất khẩu. sau khi nhận được L/C gốc từ ngân hàng thông báo, bên bán sẽ tiến hành kiểm tra L/C, xem nội dung có phù hợp với hợp đồng đã ký không. Nếu thấy phù hợp, người bán sẽ thông báo cho công ty VIRASIMEX là hàng chuẩn bị được giao để công ty có kế hoạch chấp nhận. Ngược lại, khi không chấp nhận nội dung trong L/C thì bên bán có quyền yêu cầu công ty và ngân hàng mở L/C sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp.
2.3.2.2 Thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá
• Thuê tàu vận chuyển:
Theo thực tế hợp đồng công ty ký kết, công ty thường nhận hàng theo điều kiện CIF, DAF: có nghĩa là người bán phải thuê tàu vận chuyển hàng hoá đến địa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng. Do đó, công ty không có