Giá cả hàng nông sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 55)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập

3.5. Giá cả hàng nông sản

Giá hàng nông sản xuất khẩu thu mua trong nước phụ thuộc vào chi phí sản xuất nông phẩm xuất khẩu: chi phí vận chuyển, chi phí lao động, chi phí bảo quản chế biến…Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, chi phí sản xuất nông phẩm ngày càng tăng do cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn thay đổi, một bộ phận lao động trẻ khoẻ, có tay nghề làm việc ở các đô thị, đi xuất khẩu lao động, một số khác làm những công việc phi nông nghiệp nên lao động trong nông nghiệp giảm tương đối, vì vậy chi phí lao động ngày càng cao. Cơ cấu đất

đai trong nông nghiệp ngày càng có nhiều thay đổi, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khiến cho một phần đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất đô thị, đất cho sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ…do đó diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể. Chi phí sản xuất nông phẩm tăng làm giá thu mua trong nước tăng, nhất là khi lạm phát nước ta đang tăng cao, điều này làm cho giá xuất khẩu hàng nông sản tăng theo.

Giá hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào sự biến động của giá hàng nông sản thế giới. Nếu giá xuất khẩu tăng thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản có thể thu mua hàng nông sản của nông dân với giá cao hơn, nguợc lại, nếu giá xuất khẩu nông sản giảm thì buộc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản phải giảm giá thu mua để tránh bị thua lỗ.

Đối với hầu hết nông sản, người ta không biết chắc chắn giá khi lập kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, do đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Nếu được mùa, giá hàng nông sản thường xuống thấp, còn nếu mất mùa thì giá hàng nông sản sẽ tăng. Vì vậy, các cơ sở sản xuất và hộ nông dân thường quyết định sản xuất dựa trên giá dự đoán, họ dự đoán dựa trên cơ sở giá bình quân của một số vụ sản xuất trước và tính toán đến các yếu tố tác động tới việc hình thành giá cả thị trường.

Chúng ta có thể thấy rõ sự biến động của giá cả các mặt hàng nông sản ở thị trường trong nước và trên thế giới như sau:

Sau đây là tình hình về một số mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới tuần từ ngày 9 - 15/01/2008:

Cà phê:

Sau một tuần lễ biến động thất thường, giá cà phê kỳ hạn tuần này tăng ổn định và đồng nhất trên cả hai thị trường. Riêng ngày 11/1 giá giảm nhẹ tại Niu Yóoc, trong khi vẫn tăng tại Luân Đôn. Đầu tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn New York tăng mạnh trong xu thế tăng của các thị trường hàng hoá. Hoạt động mua vào và thông tin xuất khẩu cà phê tươi của Brazil năm nay sẽ giảm đã đẩy giá các hợp đồng lên gần mức

cao nhất trong 3 tháng qua. Giá cà phê robusta tại Luân Đôn nhờ đó cũng tăng mạnh, đạt 2029 USD/tấn với hợp đồng giao tháng 3/08 vào ngày 11/1. Một thương nhân cho biết, giá cà phê đang cao trên mức trung bình, nếu giá tiếp tục tăng lên trên 1.375 USD/lb thì đà tăng giá sẽ khó có thể bị chặn lại và giá cà phê có thể chạm mức 1.4 USD/lb vào tuần tới.

Bộ Nông nghiệp Brazil vừa công bố dự báo mới về sản lượng cà phê niên vụ 2008/09, theo đó sản lượng sẽ đạt 41.3 - 44.2 triệu bao loại 60 kg, tăng cao so với 33.74 triệu bao sản xuất ra trong niên vụ 2007/08.

Đường:

Giá đường kỳ hạn thế giới biến động trái chiều sau một thời gian tăng giá liên tục nhờ việc giá dầu tăng khuyến khích các nhà sản xuất dành nhiều mía hơn để sản xuất Ethanol. Giá đường trắng tại Niu Yóoc giảm trong hai ngày giữa tuần trong bối cảnh thị trường điều chỉnh từ mức cao nhất trong vòng 1 năm đạt được vào đầu tuần cùng với xu thế chung trên các thị trường hàng hoá của Mỹ do đồng đôla xuống giá và giá ngũ cốc tăng sau báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ đã thổi bùng ngọn lửa đầu cơ trên thị trường đường. Ngày 11/1, giá đường thô và đường trắng đồng loạt giảm sút, với 11.32 Uscent/lb tại Niu Yóoc và 327.6 USD/lb tại Luân Đôn đối với hợp đồng giao tháng 3/08.

Theo dự báo của các nhà phân tích, cân bằng cung - cầu trên thị trường đường sẽ vẫn tiếp tục tình trạng dư thừa cung trong niên vụ 2008/09, sau khi khối lượng dư cung đường trên thị trường đã ở mức 11 triệu tấn trong niên vụ 2007/08.

Gạo:

Giá gạo xuất khẩu hầu như ổn định trên thị trường Châu Á so với cuối tuần trước, với giá gạo Thái Lan tiếp tục được nâng đỡ bởi nhu cầu tiêu thụ vững và đồng bạt tăng, mặc dù Việt Nam đã nới lỏng phần nào lệnh cấm xuất khẩu gạo. Nhu cầu của các nhà nhập khẩu truyền thống từ Tây Phi đối với gạo Thái Lan là nguyên nhân giữ giá gạo Thái đứng ở mức cao. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu Châu Phi, Trung Đông cũng đang tìm kiếm tàu chở gạo. Tuy nhiên, nguồn cung gạo xuất khẩu Thái Lan còn hạn chế do các nhà xay xát và xuất khẩu đã cam kết gần hết lượng dự trữ hiện có. Ngày 9/1, gạo 100% loại B của Thái Lan được chào bán ổn định ở mức 375 - 380 USD/tấn, FOB Băng Cốc; gạo 5% tấm ở mức 368 - 370 USD/tấn; trong khi gạo đồ 100% sortexed ở mức 390 USD/tấn.

Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo từ đầu tháng 1/08. Tuy vậy, các nhà xuất khẩu chỉ được phép xuất đi một khối lượng hạn chế gạo 5%, 10% và 15% tấm. Lệnh cấm đối với gạo 25% tấm vẫn còn hiệu lực. Giá tối thiểu đối với gạo 5% tấm xuất khẩu là 385 USD/tấn, FOB TPHCM. Lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo 25% tấm có thể là do nhu cầu lớn từ cuộc đấu thầu cung cấp 410701 tấn gạo cho Philippin hồi cuối tháng 12/07.

Cuối tháng này, Philippin sẽ tổ chức một cuộc đấu thầu mới tìm nhập khẩu 550000 tấn gạo 25% tấm, giao từ tháng 2 - 4/08.

Cao su:

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tocom, Nhật Bản đa số giảm nhẹ trong tuần qua do hoạt động phòng ngừa rủi ro được đẩy mạnh khi giá vàng giảm và làn sóng bán ra của các nhà đầu cơ khi giá giao các hợp đồng vượt mức tâm lý 300 yên/kg. Hợp đồng benchmark giao tháng 6/08 cuối ngày 11/1 giảm 3.2 yên xuống 296.8 yên/ kg. Các thương nhân tiếp tục theo dõi chặt chẽ xu thế biến động của giá dầu thô để tìm định hướng cho thị trường cao su, do giá dầu cao thường có lợi cho giá cao su thiên nhiên do việc sản xuất cao su tổng hợp - một sản phẩm hoá dầu sẽ bị tăng chi phí.

Trong khi đó, giá cao su giao ngay tại Châu Á trong tuần qua lại tăng nhẹ nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh đã bù đắp cho sự giảm giá trên thị trường kỳ hạn, vốn là nhân tố chi phối biến động giá trên thị trường giao ngay. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động, với các nhà sản xuất lốp xe đang tăng cường mua vào, nổi bật là Trung Quốc, trước thời điểm Tết Nguyên đán sắp bắt đầu. Các nhà sản xuất lốp xe Trung Quốc đã mua cao su RSS3 của Thái Lan với giá 2.62 USD/kg. Nguồn cung nguyên liệu thô của Thái Lan dự kiến sẽ giảm trong tháng 2 do mùa đông bắt đầu ở các vùng sản xuất cao su chính. Giá cao su RSS3 của Thái Lan giao tháng 2/08 hiện ở mức 2.64 USD/kg, SMR20 của Malaysia ở mức 2.58 USD/kg, SIR20 của Inđônêxia ở mức 2.53 USD/kg.

Hạt tiêu :

Tuần qua, giá hạt tiêu kỳ hạn Ấn Độ biến động không ổn định, với giá giảm vào đầu tuần và hồi phục trở lại vào cuối tuần. Đầu tuần, các nhà đầu cơ sau khi tích cực đặt mua đã giảm dần hoạt động này và tiến hành bán ra các hợp đồng kỳ hạn tháng 1/08 khi nhận thấy lợi nhuận thu về khi đầu cơ hợp đồng này giảm xuống. Xu hướng giảm giá trên thị trường kỳ hạn đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường giao ngay khiến

giá tiêu chưa phân loại và tiêu MG1 ngày 9/1 đều giảm đi 100 rupi/tạ, còn đạt 13500 rupi/tạ và 14100 rupi/tạ tương ứng với mỗi loại. Tuy nhiên, thị trường hạt tiêu kỳ hạn đã tăng lượng giao dịch đáng kể khi các quỹ tiến hành mua đầu cơ giúp giá hồi phục vào cuối tuần. Hợp đồng giao tháng 1/08 trên sàn giao dịch NCDEX cuối ngày 11/1 đạt 14520 rupi/tạ, tăng tới 415 rupi so với giá cuối ngày hôm trước. Mức tăng đối với các hợp đồng kỳ hạn khác từ 367 - 470 rupi/tạ. Khối lượng giao dịch trong ngày tăng 15880 tấn lên 27203 tấn, trong đó hợp đồng giao tháng 1/08 và tháng 2/08 tăng lần lượt 6% và 68%.

Thị trường hạt tiêu thế giới chứng kiến sự tăng giá của các loại hạt tiêu đến từ các nước ngoài Ấn Độ, tuy nhiên mức giá tăng vẫn chưa thể chạm đến giá tiêu Ấn Độ được chào bán xuất khẩu, đạt tới 3925 USD/tấn. Thực tế cho thấy, giá tiêu xuất khẩu Ấn Độ đang tăng cao bất chấp khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu. Vì vậy các nhà nhập khẩu phải tìm đến hạt tiêu có xuất xứ từ các nước khác với mức giá thấp hơn. Hiện nay, hạt tiêu Brazil đang có triển vọng đáp ứng được nhu cầu này.

Vào tháng 3, 4/2008, trên thị trường thế giới, giá gạo tăng mạnh, giá cà phê Arabica xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, giá cà phê Robusta đã giảm nhẹ sau khi đạt tới ngưỡng cao nhất kể từ năm 1998. Giá hạt tiêu, ca cao, đường và cao su tăng trong khi giá các loại ngũ cốc lại đang có xu hướng giảm. Tại thị trường trong nước, giá đường và các mặt hàng thuỷ hải sản đang tăng dần ở thành phố HCM. Giá thịt bò và các loại rau hoa quả cũng tăng, giá thịt lợn đang giảm vì ảnh hưởng của dịch “tai xanh” và “bệnh liên cầu” lợn.

Trong thời gian qua, giá gạo trên nhiều thị trường ở Châu Á tăng mạnh do giá xăng dầu tăng làm cước phí vận chuyển gạo tăng theo. Tại Bangkok, giá FOB gạo đồ 100% ngày 24/7 đạt 343 USD/tấn, giá FOB gạo 5% tấm được bán ở mức 336 USD/tấn, tăng trung bình 10 - 13 USD/tấn so với tuần trước. Giá cà phê Arabica NewYork tăng cao do hoạt động mua bù thiếu của các quỹ đầu tư. Trong phiên giao dịch ngày 25/7, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9/07 đạt 115.75 cent/lb, tăng 3.4 cent/lb so với phiên giao dịch cuối tuần trước đồng thời đạt mức cao nhất trong

vòng một tháng nay (kể từ ngày 22/6/07). Trái với cà phê Arabica, giá cà phê Robusta sau khi tăng cao đến đỉnh điểm vào giữa tháng 6 đạt mức kỷ lục cao nhất trong 9 năm qua, đến cuối tuần này giá đã giảm nhẹ (khoảng 15 USD) xuống mức 1838 USD/tấn. Nguyên nhân giá giảm do Indonesia - nước trồng nhiều cà phê Robusta nhất thế giới - đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ, lượng xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia tăng gây bất lợi cho giá. Giá cà phê Robusta giảm xuống sẽ là tin mừng cho những doanh nghiệp chế biến cà phê Việt Nam hiện đang thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến trong bối cảnh nguồn dự trữ trong nước khan hiếm.

Giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tăng nhẹ vào những ngày cuối tuần do nhu cầu mạnh từ Mỹ và Châu Âu. Mức giá tăng trung bình khoảng 50 USD/tấn. Hiện Việt Nam đang chào bán hạt tiêu 500 GL giá 3450 USD/tấn, hạt tiêu 550 GL giá 3600 USD/tấn, còn V Asta giá 4125 USD/tấn. Indonexia chào giá hạt tiêu L Asta 4150 USD/tấn, hạt tiêu cùng loại của Ấn Độ giá 4000 - 4050 USD/tấn. Giá ngô và đậu tương giảm nhẹ do điệu kiện trồng trọt thuận lợi làm tăng nguồn cung cho thị trường. Tại thị trường Chicago, giá ngô trong tuần đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua do xuất hiện mưa nhiều tại các vùng trồng ngô ở Iowa và Nebraska đang bị khô hạn. Giá ngô giao thời hạn 9/07 trên thị trường Chicago vào thời điểm giữa tuần giảm xuống 3,235 USD/bushel so với mức 3547 USD/bushel của tuần trước. Giá bột đậu tương làm thức ăn gia súc giảm xuống mức 869 USD/tấn (so với 9.09 USD/tấn ở thời điểm ngày 13/7).

Giá đường kỳ hạn trên thị trường thế giới đồng loạt tăng trong tuần. Tại sở giao dịch New York, đường thô kỳ hạn tháng 10/07 tăng 0.43 cent/lb, đường kỳ hạn tháng 8 tăng 0.46 cent lên mức 10.75 cent/lb. Tại London, đường trắng kỳ hạn tháng 8/07 tăng 3 USD, đạt mức 311.5 USD/tấn, đường trắng kỳ hạn tháng 10/07 tăng 1.9 USD lên 313.3 USD/tấn. Giá đường tăng do hoạt động đầu cơ tăng, do các nhà sản xuất đang có xu hướng tăng giá đồng thời giá dầu tăng cũng làm ảnh hưởng tới việc tăng giá nhiều mặt hàng xuất khẩu trong đó có đường.

Giá ca cao đang tăng trở lại sau một đợt giảm giá liên tục trong tuần giao dịch trước. Tại sở giao dịch London, trong phiên giao dịch giữa tuần, giá ca cao kỳ hạn tháng 9/07 tăng lên mức 1109 bảng Anh/tấn, tăng 9 bảng Anh/tấn so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tại sở giao dịch NewYork, giá ca cao cùng kỳ hạn cũng tăng 2109 USD/tấn so với mức 2075 USD/tấn vào cuối tuần trước đó.

Giá cao su tăng trở lại sau ba ngày sụt giảm liên tiếp từ đầu tuần nhờ giá dầu tăng và đồng yên xuống giá. Một nguyên nhân khác dẫn tới việc giá tăng là do lượng xuất khẩu cao su của Inđônêxia đang chững lại vì nguồn cung khan hiếm. Cuối ngày 26/7, giá cao su giao tháng 12/07 đạt mức 2626 yên/kg, tăng 9.4 so với ngày 25/7 và tăng 1.6 yên/kg so với mức giá cuối tuần trước. Hợp đồng mới đưa vào giao dịch tháng 1/08 tăng 4 yên/kg so với tuần trước, đạt mức 261.6 yên/kg.

Giá trong nước:

Tuần qua, tại thị trường trong nước, giá các mặt hàng thuỷ sản tăng lên nhanh chóng do việc người dân chuyển sang dùng các loại thuỷ hải sản để tránh dịch từ lợn - loại bệnh dịch đang được các phương tiện thông tin cảnh báo. Trung bình, giá các loại thuỷ hải sản đã tăng 3000 - 5000 đ/kg. Giá Tôm Rảo loại vừa khoảng 60000 - 80000 đ/kg, tăng 10000 đ/kg, giá cá nục loại ngon ở mức 12.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg). Chả mực được bán với giá 150000 đ/kg, tăng 10000 đ/kg so với giá tuần trước. Giá thịt bò tăng thêm 15000 - 20000 đ/kg, ở mức 80000 - 85000 đ/kg. Các loại rau, hoa quả cũng tăng giá, trung bình từ 500 - 1000 đ/kg.

Mối lo ngại về bệnh dịch là nguyên nhân dẫn tới thị trường thịt lợn biến động mạnh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trước những thông tin về lợn bệnh tai xanh bắt đầu xuất hiện, nhiều người bỏ ăn thịt lợn chuyển sang các loại thực phẩm khác. Ở chợ đầu mối thịt lợn Phạm Văn Hai, giá thịt lợn bình quân đã giảm 5000 đ/kg so với tuần trước, đồng thời sức mua cũng giảm 1/3. Tại Đà Nẵng, thịt lợn đang bị tiêu thụ chậm vì thông tin dịch “tai xanh” và bệnh “liên cầu lợn” đang bùng phát ở miền Trung. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại và đẩy giá thịt lợn hơi giảm trung bình 3000 - 5000 đ/kg so với tuần trước xuống mức 15000 - 17000 đ/kg. Hiện

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w