3. Một số biện pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
3.2.4. Nhà nước cần có các giải pháp về thị trường và hỗ trợ xuất khẩu hàng nông
nông sản
Trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất nông sản. Chỉ khi nào bản thân người sản xuất hàng hoá có đầy đủ thông tin hiểu biết về thị trường và các quan hệ thị trường thì họ mới biết cách điều chỉnh sản xuất của mình theo yêu cầu của thị trường. Đây chính là mặt yếu của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn hiện nay. Do vậy, họ dễ bị điều tiết một cách tự phát bởi các quan hệ thị trường, dễ bị thua thiệt trong hành xử trên thị trường. Công tác khuyến nông, khuyến thương cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường của các chủ thể sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Trợ giúp các chủ thể sản xuất nông sản xây dựng thương hiệu hàng hoá, trước hết với những cây, con đặc sản ở từng vùng. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế.
Tạo điều kiện công nghiệp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình huống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hóa.
Ngoài những biện pháp thực hiện chủ yếu trên, Nhà nước cũng như các Bộ, ban ngành cần phải quan tâm đến các lĩnh vực sau:
Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu:
Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giầy dép, nông sản…
Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các bộ, ngành.
Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand…
Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu: Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu…bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa xuất khẩu; đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu.
Điều tiết tỉ giá hối đoái, lạm phát: Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỉ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.
Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU…và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.
Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…
Xây dựng các đề án xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn. Đặc biệt chú ý phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm đồ gỗ…Đồng thời rà soát lại cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ… để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Tiếp tục coi các thị trường ASEAN, Nhật, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới là những thị trường trọng điểm.
Đối với các Hiệp hội ngành hàng. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin, thống nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất, liên kết trong kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gây thua thiệt chung. Cần có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành quản lý và các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành.
Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại nông sản như: đường giao thông, hệ thống chợ bán buôn, trung tâm giới thiệu hàng hoá...
Lập Hiệp hội ngành hàng, mở rộng hợp tác song phương, đa phương, đàm phán mở thị trường cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
Phối hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao.
Phối hợp xây dựng hệ thống dịch vụ kiểm dịch động thực vật xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phối hợp các chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng nông sản.
Hình thành các hiệp hội theo ngành hàng để phối hợp hành động trên thị trường quốc tế...
KẾT LUẬN
Phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO là điều hết sức quan trọng để tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Để phát triển xuất khẩu, cần có sự phối hợp giữa các doanh với nhà nước nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, với sự giúp đở của GS.TS Đặng Đình Đào và Cơ Quan Thực Tập, em đã xây dựng và hoàn thành đề tài này.
Đề tài đã hệ thống những lý luận và thực tiễn vầ xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập tổ chức Thuơng Mại Thề Giới WTO và đưa ra các giải pháp cũng như những kiến nghị để việc xuất khẩu nông sản đạt hiệu quả cao nhất.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài mang tính sát thực và phù hợp với thực trạng hiện nay của Việt Nam và em tin rằng những giải pháp này sẽ góp phần tăng xuất khẩu của Việt Nam và trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu lớn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại - GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2. Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại - PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3. Giao Dịch và thanh toán Thương Mại Quốc Tế - PGS.TS Nguyễn Duy Bột - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4. Tạp Chí Thương Mại - Số 2006 - 2007 5. Niên giám thống kê 2007
6. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 7. Thời báo kinh tế 2005, 2006, 2007
8. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 9. Bộ kế hoạch và đầu tư
10. Số liệu của tổng cục thống kê 11. Bộ Tài Chính
12. Tạp Chí Kinh Tế Phát Triển 2006 - 2007 13. Tạp Chí Doanh Nghiệp 5/2006
14. Các Website của Chính Phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, Bộ Tài Chính, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.