Những nội dung chính của ACFTA:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Vn và Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập ACFTA (Trang 39 - 41)

2.2.2.1. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc

Ngày 5/11/2002, các nguyên thủ quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết.Theo đó, ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng cờng hợp tác trong các lĩnh vực thơng mại hàng hoá, dịch vụ, đầu t và các hợp tác khác nh tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch kỹ thuật...

Hiệp định nhấn mạnh mục tiêu của thoả thuận này là:

- Tăng cờng và mở rộng hợp tác kinh tế, thơng mại và đầu t giữa các bên. - Từng bớc tự do hoá và thúc đẩy thơng mại hàng hoá và dịch vụ, đồng thời xây dựng một chế độ đầu t minh bạch, tự do và thuận lợi.

- Khai thác các lĩnh vực mới và phát triển các biện pháp thích hợp nhằm hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa các bên.

- Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế hiệu quả hơn của các nớc thành viên mới của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.

Các bên thoả thuận sẽ khẩn trơng đàm phán nhằm thành lập một Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc trong vòng 10 năm, tăng cờng và mở rộng hợp tác kinh tế thông qua:

- Từng bớc loại bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hấu hết thơng mại hàng hoá.

- Từng bớc tự do hoá thơng mại dịch vụ về cơ bản trong tất cả các lĩnh vực - Thiết lập một cơ chế đầu t cởi mở và cạnh tranh để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu t trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do.

- Dành đãi ngộ đặc biệt và linh hoạt cho các thành viên mới của ASEAN. - Dành linh hoạt cho các bên trong đàm phán ACFTA, để giải quyết các lĩnh vực nhạy cảm trong thơng mại hàng hoá, dịch vụ và đầu t, sự linh hoạt này cần đợc đàm phán và thoả thuận chung trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.

- áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho thơng mại và đầu t bao gồm song không hạn chế trong đơn giản hoá thủ tục hải quan và xây dựng các thoả thuận công nhận lẫn nhau.

- Mở rộng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực mà các bên có thể sẽ cùng thoả thuận, bổ sung vào những liên kết thơng mại và đầu t ngày càng sâu sắc giữa các bên, và xây dựng các kế hoạch và chơng trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác đã đợc thoả thuận

- Thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả Hiệp định này. Điểm nổi bật trong Hiệp định khung nói trên là ASEAN và Trung Quốc sẽ thành lập một Khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 năm. Trong đó Trung Quốc và 6 quốc gia thành viên cũ của ASEAN sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2010, riêng đối với Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam thì thời điểm phải xoá bỏ thuế quan trong ACFTA là vào năm 2015, tơng tự thời điểm cắt giảm thuế trong AFTA.

2.2.2.2. Chơng trình Thu hoạch sớm ( EHP-Early Harvest Programe):

Để khuyến khích các nớc ASEAN tiếp tục xây dựng Khu vực mậu dịch tự do với mình, Trung Quốc đã đề nghị một chơng trình mang tên Thu hoạch sớm (EHP) kéo dài trong ba năm, Chơng trình này là một trong những nội dung của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc. Đây là sự nhợng bộ lớn của

Trung Quốc để tạo điều kiện cho các nớc ASEAN thông qua việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng sản xuất nội khối.

Theo EHP thời gian thực hiện cắt giảm thuế xuống 0% sẽ sớm hơn và nhanh hơn so với lộ trình 10 năm xây dựng ACFTA, theo tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc thành lập Khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 năm, tuy nhiên lộ trình tự do hoá thơng mại trong EHP đã đợc cam kết thực hiện sớm hơn, nhanh hơn, cụ thể đa vào thực hiện là:

- Đối với các nớc ASEAN 6 và Trung Quốc thì thời gian cắt giảm thuế từ 1/1/2004 và hoàn thành vào năm 2006 (mức thuế suất là 0%).

- Riêng Việt Nam, thời gian cắt giảm thuế cũng bắt đầu từ 1/1/2004, nhng thời gian hoàn thành kéo dài đến 2008. Các nớc Lào, Myanmar thời gian bắt đầu cắt giảm thuế muộn hơn, từ 2006 và kết thúc vào năm 2009, còn Campuchia kết thúc năm 2010.

- Mức thuế suất cắt giảm quy định cho từng năm đối với từng nhóm mặt hàng phân theo mức thuế suất MFN ở thời điểm 1/7/2003. Tổng hợp chung, vào năm 2004 các nớc ASEAN 6( gồm Bruney, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan) và Trung Quốc sẽ có mức thuế suất không quá 10%, Việt Nam không quá 20% đối với các mặt hàng thực hiện EHP.

ASEAN và Trung Quốc đang trong quá trình trao đổi ý kiến về khái niệm thu hoạch sớm , cần đạt đợc sự hiểu biết chung nhằm thúc đẩy việc thực hiện. Đối với ASEAN thì Thu hoạch sớm là những lợi ích ban đầu mà ASEAN có thể đợc hởng nhờ cam kết đàm phán và hoàn tất Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và Thu hoạch sớm cần phải đợc thực hiện ngay sau khi hoàn thành một hiệp định khung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Vn và Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập ACFTA (Trang 39 - 41)