II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Để sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty cạnh tranh được trên thị trường và kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao tại các thị trường tiềm năng, thì trước hết Tân An cần tìm hiểu kỹ các quy định về nhập khẩu. Chẳng hạn như Nhật Bản hay Mỹ là thị trường có mức nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cao, do vậy tính cạnh tranh cũng rất mạnh. Công ty muốn thâm nhập vào các thị trường này cần cân nhắc các yếu tố về sản xuất nhanh hàng mẫu, trả lời thư yêu cầu ngay trong ngày, giao hàng đúng với đặc điểm kỹ thuật đã thoả thuận hay đúng hàng mẫu đã nhất trí từ trước; tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh; bao bì thích hợp cho vận tải đường biển… Bên cạnh đó, giá hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào yếu tố chất lượng sản phẩm được làm từ thợ thủ công và loại nguyên vật liệu sử dụng. Đặc biệt, hầu hết các thị trường này đều đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, bền và khi đưa ra bán phải có điều kiện tốt. Do đó, công ty cần lưu tâm cụ thể đến yêu cầu về dán mác và bao gói chính xác. Hàng thủ công mỹ nghệ dùng bên ngoài nhà phải đủ khả năng chịu được nhiệt độ và độ ẩm, trong khi dành cho trẻ em phải thoả mãn yêu cầu về độ an toàn và tiêu chuẩn. Công ty cần chủ động đầu tư thực hiện tốt chính sách đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp với việc nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường.
Công ty cần tập chung xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu các làng nghề truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng đến hình thức hoạt động thương mại điện tử và thiết lập các kênh phân phối hợp lý, khoa học và hiện đại.
Bên cạnh đó, công ty cần tích cực đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm phát triển các trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.