5. Kết cầu của chuyên đề
3.3.2. Giải pháp về thị trường
Trong hoạt động xuất khẩu than, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường do đặc thù của sản phẩm. Những khó khăn này sẽ phần nào được khắc phục khi TKV giải quyết và tìm ra được hướng đi đối với vấn đề sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, tôi cũng có một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thị trường của TKV:
- Khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung quốc và những quốc gia không có hoặc có ít tiềm năng phát triển ngành công nghiệp than nhằm ổn định lượng than tiêu thụ, hạn chế rủi ro hay biến động mạnh về nhu cầu.
- Ưu tiên xuất khẩu than cho những quốc gia có chương trình, dự án hợp tác liên quan đến việc phát triển khai thác than của Việt Nam.
- Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống như Nhật, Trung Quốc, Tây Âu. Dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa số lượng hàng giao, cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này. Trên cơ sở quán triệt 3 nguyên tắc:
+ Việc thận trọng trong quan hệ là tất yếu nhưng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo rằng: quan hệ có thể phát triển rất tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.
+ Quan hệ bạn hàng trong kinh doanh dựa trên cơ sở quan trọng nhất là sự hòa đồng về lợi ích kinh tế, cả hai bên đều được thỏa mãn lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với nhau.
+ Trong mối quan hệ này cần phải giữ chữ “Tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ “Tín” của doanh nghiệp trên thương trường.
- Song song vói các họat động trên, Tập đoàn cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác và những thị trường mới trong tương lai. Duy trì sự cân bằng
giữa các thị trường để giảm thiểu rủi ro là một việc nên làm trong thời gian tới. Hiện nay, hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam là xuất khẩu gián tiếp qua các công ty thương mại. Vì vậy, để phát huy hơn nữa hiệu quả của kênh phân phối này, Tập đoàn cần tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan của chính phủ, phòng thương mại, cục xúc tiến thương mại để tìm hiểu thông tin về hoạt động trung gian tại các khu vực thị trường tiềm năng, qua đó lựa chọn được trung gian phân phối thực sự uy tín, hoạt động có hiệu quả.