Chính sách hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân trong từng vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu giấy (Trang 60 - 63)

II I QUAN HỆ MUA BÁN CỦA CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.

4. Chính sách hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân trong từng vùng nguyên liệu.

từng vùng nguyên liệu.

Mỗi vùng nguyên liệu hình thành một công ty chịu trách nhiệm xây dựng rừng nguyên liệu trên cả đất của doanh nghiệp và đất đã giao cho dân và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng.

Xây dựng vùng nguyên liệu phải đi trước một bước, khi vùng nguyên liệu có khả năng sẵn sàng cung cấp được được trên 60% nhu cầu của nhà máy thì mới đầu tư xây dựng nhà máy để tránh tình trạng nhà máy chờ nguyên liệu hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu.

Phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các công ty nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp

Có cơ chế ưu tiên cho các hộ nghèo, dân tộc ít người và phụ nữ tham gia các hoạt động trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung, thông qua đó tạo việc làm và thu nhập cho người dân tộc thiếu số. đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng vùng nguyên liệu giấy cần đi đôi với việc thực hiện các giải pháp về bao tiêu sản phẩm cho người trồng rừng, dịch vụ khoa học kỹ thuật, khuyến lâm, nhất là đối với các đơn vị quốc doanh, bởi vì đây là lực lượng nòng cốt để phát triển rừng nguyên liệu, trong lúc đó lực lượng này chỉ quản lí khoảng 35% diện tích rừng trồng và 10% diện tích đất trồng rừng nguyên liệu, phần lớn diện tích rừng trồng và đất để trồng rừng nguyên liệu do người dân quản lí.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO vì vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng song song với đó là rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta. Ngành công nghiệp chế biến giấy của nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn, nguồn nguyên liệu là rất lớn. Thông qua đó mà phát triển ngành giấy cho tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Vì vậy phát triển vùng nguyên liệu giấy là điều kiện quan trọng nhất tạo động lực để phát triển ngành giấy cùng với các yếu tố đầu vào khác như vốn, đất đai, người lao động.

Với tiềm năng về đất đai như hiện nay thì việc phát triển vùng nguyên liệu giấy tương xứng với nhu cầu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt khác với nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu giấy phù hợp là yếu tố rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp giấy trong tương lai.

Các dự án đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch điều chỉnh cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ đưa ngành công nghiệp giấy thành một trong những những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Quá trình đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động , góp phần quan trọng phủ sanh đất trống đồi trọc, bảo vệ sinh thái, chống xói mòn, giảm thiên tai lũ lụt, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế công nông lâm nghiệp.

Vì vậy để phát triển được các vùng nguyên liệu giấy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và nhân dân, các lâm trường và cả ngành giấy. Qua đó xây dựng các vùng phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành giấy đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu giấy (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w