Hoàn cảnh và sự ra đời của ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 32 - 33)

I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1. Hoàn cảnh và sự ra đời của ngân hàng phát triển Việt Nam

Nam

Giai đoạn trước năm 2000, Chính phủ đã có nhiều chính sách thông qua tín dụng Nhà nước, được thực hiện qua nhiều đầu mối là các ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển trước đây.

Thời kỳ sau đó, cùng với việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu được tổ chức lại và giao về một đầu mối là Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện. Tổng mức tài chính cho vay ra đối với các mục tiêu kể trên hàng năm đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Các chuyên gia tài chính nhận định rằng, dù thay đổi là tất yếu, nhưng để tránh xáo trộn lớn trong chính sách quan trọng này, trước mắt Việt Nam cần tận dụng tối đa thời gian chuyển tiếp (nếu có) trong giai đoạn đầu tiên gia nhập WTO để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng hai hệ thống chính sách phù hợp với đặc điểm tính chất của mỗi hoạt động, đó là tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách không được tạo ra một kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp; không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng thương mại thông thường. Hình thức và mức độ hỗ trợ cũng sẽ phải phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ thương mại quốc tế, đảm bảo tập trung vào một đầu mối là một tổ chức tài chính của Chính phủ.

Quan điểm mà Bộ Tài chính đưa ra đến thời điểm này đối với hoạt động tín dụng thương mại, là tập trung cao nhất cho người bán trong nước xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Trước hết là các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu những loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục ưu tiên khuyến khích xuất khẩu, phát huy lợi thế của Việt Nam. Danh mục này sẽ ban hành cho từng thời kỳ từ 2 đến 5 năm. Lãi suất cho vay sẽ ở mức không vi phạm các quy định về trợ cấp của

WTO, đồng thời tuân thủ theo lãi suất thị trường và về nguyên tắc, phải phù hợp cho từng loại kỳ hạn vay và mức độ rủi ro.

Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ áp dụng cho ba hình thức là cho vay đầu tư trực tiếp các chủ dự án trong nước và dự án đầu tư ra nước ngoài, bảo lãnh tín dụng đầu tư (bảo lãnh cho chủ dự án đi vay các ngân hàng thương mại) và hỗ trợ sau đầu tư.

Như vậy, so với trước đây, hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có thay đổi là điều chỉnh hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thành hỗ trợ sau đầu tư và chỉ giới hạn trong nhóm các dự án hạ tầng và nông nghiệp nông thôn; bỏ cho vay dự án theo Hiệp định Chính phủ, thay vào đó là cho vay các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Chính phủ như xây dựng nhà máy thủy điện, trồng cao su,... Phục vụ trở lại cho yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam và tìm kiếm lợi nhuận.

Nguyên tắc mới trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ được bổ sung là cho vay và bảo lãnh tín dụng những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w