Căn cứ vào xu hướng phát triển thị trường khách sạn du lịch.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi (Trang 56 - 60)

b) Môi trường kinh doanh bên trong của khách sạn Thắng Lợ

3.1.1 Căn cứ vào xu hướng phát triển thị trường khách sạn du lịch.

Ngày nay du lịch không còn là hiện tượng đơn lẻ, đặc quyền của cá nhân hay tầng lớp giầu có mà du lịch trở thành nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục

tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mạnh mẽ hơn vào thế kỷ 21 khi mà đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu và sự hiểu biết ngày càng tăng lên.

Xu hướng đi du lịch của du khách không chỉ bó hẹp ở quốc gia, hay khu vực mà được mở rộng ra tất cả nước, các châu lục nên thị trường ngày càng được mở rộng. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại đây (1990-2002) số lượng người đi du lịch quốc tế tăng từ 456,8 triệu lên 714,6 triệu lượt người. Du lịch phát triển kéo theo các ngành nghề khách cũng phát triển. Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới đã tập trung phát triển du lịch và coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch đã trở thành cứu cánh cho nền kinh tế Thái Lan trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997-1998, Trung Quốc hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về phát triển du lịch và tuyên truyền “sẽ trở thành một trung tâm du lịch của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21”.

Ngành du lịch Việt Nam với 44 năm xây dựng và trưởng thành với những bước phát triển thăng trầm. Nhưng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng Ngành vững mạnh về mọi mặt. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, đảng ta đã khẳng định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”.

Trong thời gian gần đây hàng loạt các chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch. Đảng và Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước, có những vấn đề về mặt nhận thức, đây là sự chỉ đạo quan tâm kịp thời và đúng đắn, nhưng vấn đề còn lại là đánh giá đúng tiềm năng du lịch để khai thác trong thời gian tới. Hình thành các chương trình đồng bộ, có mục tiêu chiến lược cụ thể như chiến lược phát triển du lịch năm 2001-2010 và

kế hoạch 2001-2005 của đất nước, chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 đã được chính phủ phê duyệt.

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch trong chiến lược phát triển du lịch dự báo lượng khách du lịch của Việt Nam đến năm 2005 có khoảng 18 triệu khách, năm 2010 có khoảng 25,5 triệu khách, năm 2020 có khoảng 40 triệu khách. Với những yếu tố khả quan như vậy mục tiêu của ngành du lịch phấn đấu đến năm 2005 đón khoảng 3-3,5 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam và khoảng 15-16 triệu lượt khách nội địa, năm 2010 đón 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế tăng 3 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 11,4%/ năm và 25 triệu lượt khách nội địa tăng hơn 2 lần so với năm 2000. Dự đoán thu nhập du lịch năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2010 đạt 4-4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch năm 2005 đạt 5,0% và năm 2010 đạt 6,5% tổng GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 11-11,5%/ năm. Để đạt được điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của toàn ngành, cần tầp trung cao độ năng lực, trí tuệ, phát huy tính năng động sáng tạo, để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng lẫn chất. Mặt khác huy động nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật và các loại hình du lịch tăng cường công tác quản lý nhà nước về điều kiện trên phạm vi toàn lãnh thổ. Cùng với dự báo về lượng khách du lịch tại Việt Nam thì theo dự báo đến năm 2005 nước ta cần có khoảng 80.000 phòng khách sạn và đến năm 2010 là 130.000 phòng khách sạn (xây mới trong thời kỳ 2001-2005 là 17.000 phòng và trong thời kỳ 2006-2010 là 50.000 phòng). Do vậy, với xu hướng ngày càng đi lên thì số lượng phòng cần phải xây dựng thì phải thu hút được vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, cở vật chất kỹ thuật, như khu du lịch, phương tiện vận chuyển khách bằng đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không, đường sắt và các cơ sở phục vụ du lịch khác cũng phải tương ứng. Bên cạnh đó Tổng Cục du lịch đã cố gắng xây dựng chương trình lớn từ nay đến năm 2010 với mỗi năm một sự kiện. Tổng cục cũng triển khai xây

dựng trang Web du lịch có uy tín quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè thế giới với đầy đủ các điểm hấp dẫn như: Hà Nội, Nha Trang, Quảng Ninh, Đà Lạt…cũng như các khách sạn nổi tiếng luôn sẵn sàng phục vụ khách.

Năm 2003 vừa qua là một năm “bản lề” thực hiện kế hoạch 2001-2005 của đất nước- là một năm có thuận lợi nhưng cũng nhiều gian nan, nhiều biến động với du lịch thế giới và du lịch Việt Nam. Trước những khó khăn thách thức, đặc biệt là chiến tranh Irăc và dịch bệnh Sars, ngành du lịch đã chủ động quyết tâm vượt khó kịp thời khắc phục hậu quả của rủi ro, phát triển mạnh, thị trường quốc tế được củng cố giữ vững và dần mở rộng. Phát huy thành công của đất nước trong việc khống chế và khắc phục hậu quả của dịch bệnh SARS. Du lịch Việt Nam đã vươn lên về mọi mặt, giữ vững danh hiệu “Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn”, cùng cả nước, toàn ngành đã góp phần tổ chức thành công Seagames 22 và Asean paragames 2 càng khẳng định thêm của du lịch Việt Nam với du khách và bạn bè quốc tế.

Năm 2004 đã mở ra nhiều thuận lợi và cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn thách thức đối với toàn ngành trong việc phấn đấu đón 2,7-2,8 triệu lượt khách quốc tế, 14-14,5 triệu lượt khách nội địa và đạt thu nhập 25.000 tỷ đồng. Với thế lực của đất nước được tích luỹ trong suốt thời kỳ đổi mới, cùng với sự chủ động nỗ lực vượt bậc hy vọng ngành du lịch phát triển và đạt được kết quả như mong đợi.

Trong những ngày đầu của năm 2004, ngành du lịch Việt Nam đứng trước khó khăn là dịch bệnh cúm gà nan rộng khắp cả nước. Do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch Việt Nam nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước của các bộ ngành, Việt Nam đã công bố dập được dịch và đầu tháng 4. Thị trường sau một thời gian khủng hoảng nhu cầu du lịch sẽ phục hồi và bùng phát trong thời gian tới vì năm 2004 là năm có nhiều sự kiện, như năm du lịch Điện Biên, chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”…Do vậy, toàn ngành, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch, các địa phương cần phát huy lợi thế và tích cực tham gia vào sự phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w