Thiết bị và phương tiện sử dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí (Trang 25 - 27)

vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên - phụ liệu, các tiêu chuẩn và quy trinh trải - cắt của mã hàng đó.

Đối với các mã hàng truyền thống của công ty, là các mặt hàng từ vải dệt kim, có độ co giãn lớn cho nên phải tháo dỡ vải ra khỏi cuộn để tở vải thời gian là 24 giờ (để hồi canh).

Yêu cầu trải vải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của lớp vải trải phải ở phía trên, đặt mép của hai lớp vải liên tiếp trùng nhau. Vải trải xong, đặt sơ đồ cắt lên trên mặt, chú ý kiểm tra lại kích thước của bàn vải sao cho độ dư đầu bàn và độ dư đầu sơ đồ không quá lớn. Bàn vải phải đảm bảo ba cạnh đứng thành: hai đầu mẫu và nét bằng. Không để độ dủ ở hai đầu bàn vải quá lớn, quá tiêu chuẩn cho phép tối đa là 2-3cm.

Hinh : Máy tở vải - hồi canh

Đối với vải dệt kim kẻ, khi trải vải cần ghim mép vải với lớp giấy lot dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ, mặt vải không bị nhăn, sole. Chú ý trải các lớp tiếp theo cũng thẳng kẻ, trong khi trải luôn luôn so kẻ, ghim thẳng kẻ. Sau khi trải xong một lớp, người ta dùng những đoạn dây ở phía trên để gióng kẻ hay là có đèn dọi kẻ để đảm bảo thẳng kẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.

Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nói trên, phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về thao tác trên bàn trải, trải vải thành nhiều lớp, sau mỗi lớp cần đặt mẫu sơ đồ lên trên để điều chỉnh cho khớp. Ví dụ, bàn trải có 50 lá vải, sau 10 lá thì dừng lại đặt mẫu sơ đồ lên để kiểm tra, sau đó lại trải tiếp 20 lá rồi dặt mẫu sơ đồ, cuối cùng trải nốt 20 lá còn lại.

Kết thúc quá trình trải vải, nhân viên phải đo lại đầu tấm để thanh toán với kho nguyên liệu, đồng thời kiểm tra lại chất lượng bàn vải.

Công đoạn cắt: quá trình cắt dùng 2 loại máy cắt là: máy cắt phá (di động) - để cắt các chi tiết lớn và máy cắt gọt (cố định) - để cắt chính xác các chi tiết nhỏ. Để đảm bảo cắt các chi tiết một cách chính xác, cần chú ý các bước sau:

 Kiểm tra mẫu sơ đồ cắt trước khi trải vải, Kiểm tra bàn cắt: chiều dài, chiểu rộng bàn vải

 Kiểm tra sô lượng lớp vải sau khi trải,  Độ đứng thành của ba cạnh,

 Kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải

 Kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt phá

• Các yêu cầu đối với vải cắt dọc kẻ:

Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Xác định đường kẻ làm đườngtâm, căng dây trải vải, máy dọi để đảm bảo đường kẻ làm đường tâm. Đối với tay áo cắt đối nhau, kẻ thân trước và thân sau đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân, nếu chạy kẻ ta phải xếp lại…

• Các yêu cầu đối với vải cắt ngang kẻ:

Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Gấu áo cắt thẳng theo kẻ không gấp. Sau khi cắt phá, cắt chỉnh lại thân sau và tay áo sao kẻ điểm nách ở thân sau vào tay áo trong một cây. Điểm nách áo có cùng một một loại kẻ để đảm bảo sườn áo hai thân đối kể. Tay áo cắt đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân. nẹp cắt thêm 2-3cm so với chiều dài nẹp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w