Các thiết bị và phương tiện sử dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí (Trang 36 - 42)

Danh sách thiết bị và phương tiện sử dụng trong công đoạn hoàn tất sản phẩm:

Loại TB Nhà máy I & II Nhà máy III

Bàn để là, gấp Vietnam 34 Vietnam 4dãy

Bàn để là chân không Veit/KT-7236 32 Veit/KT-7236 28

Bàn là hơi Veit/BSS-600 32 Veit/BSS-600 36

Nồi hơi FultonFB-030-

-A/FTD-D-100/8

04 FultonFB-030- -A/FTD-D-100/8

02

Bàn là thường Silver star 20 Silver star 10

Máy dò kim Japan 02 Japan 01

Máy đóng thùng Taiwan 01 Taiwan 01

1. Nội dung tài liệu thiết kế – kỹ thuật cho một mã hàng nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng.

1.1. Tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho một mã hàng nói chung

Khi có một mã hàng mới, toàn bộ tài liệu của đơn hàng sẽ được phòng quản lý đơn hàng tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý trước khi chuyển sang phòng kỹ thuật. Để sau đó, cùng phối hợp với nhân viên phòng kỹ thuật phân tích các thông tin và các yêu cầu kỹ thuật của mã hàng. Có các dạng đơn hàng như sau:

- Đơn đặt hàng có kèm theo sản phẩm mẫu và bảng thông số kích thước sản phẩm

- Đơn đặt hàng có kèm theo mẫu, bẳng thông số kích thước của mẫu, bộ mẫu cắt cỡ trung bình.

- Đơn đặt hàng có kèm theo sản phẩm mẫu

- Đơn đặt hàng không kèm theo tài liệu kỹ thuật gì, không co sản phẩm mẫu

- Đơn đặt hàng kèm theo sản phẩm mẫu, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật, tất cả các bộ mẫu cắt của các cỡ vóc trong lô hàng

Với mỗi mã hàng, trưởng phòng kỹ thuật phân loại, giao nhiệm vụ cho nhân viên của mình thực hiện: nghiên cứu vật liệu sử dụng đối với mã hàng đó, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng, thiết kế mẫu, may mẫu đối, giác sơ đồ… Quá trình thiết kế mẫu có thể qua các bước sau: sáng tác mẫu chào hàng thiết kế mẫu mỏng chế thử thết kế mẫu chuẩn (mẫu cứng) thiết kế mẫu sơ đồ cắt xây dựng định mức nguyên - phụ liệu xây dựng phương pháp công nghệ gia công xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trường hợp đơn hàng có bảng thông số tiêu chuẩt kỹ thuật, sản phẩm mẫu và bộ mẫu cắt, thì phòng kỹ thuật tiến hành cắt và may mẫu đối. Kiểm tra, đối chứng thông số kích thước sản phẩm so với sản phẩm mẫu. Thông tin tại chỗ cho khách hàng, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp. Sau những phản hồi của khách hàng, cho đến khi mẫu đối được chấp nhận thì mới tiến hành các bước công việc tiếp theo.

Sáng tác mẫu chào hàng: trường hợp đơn hàng chỉ có đơn đặt hàng thì phòng kỹ thuật phải sáng tác mẫu chào hàng sản phẩm. Công việc sáng tác sao cho phù hợp thời trang và mục đích sử dụng. Mẫu sáng tác nếu được chấp nhận dưới hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với số lượng cụ thể, thời gian giao hàng thì được tiến hành triển khai sản xuất.

Thiết kế mẫu mỏng: Mẫu mỏng là mẫu giấy kèm theo đơn hàng. Trong nhiều đơn hàng, trong đơn hàng khách hàng đã gửi bẳng tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mỏng, khi đó ta không cần phải thiết kế mẫu mỏng thay vào đó là kiểm tra kích thước xem đã phù hợp chưa? Còn đối với những mã hàng chỉ có đơn đặt hàng, ta có các bước quy trình thiết kế mẫu mỏng như sau:

- Xác định các số đo cần thiết

- Lập bảng tính toán các thông số, kích thước cần thiết

- Thí nghiệm xác định độ co của vải do tác động của các yếu tố: độ ẩm, nhiệt độ, các tính chất cơ lý trong điều kiện sản xuất

- Lập bảng xác định kích thước mẫu mỏng

Thiết kế mẫu chuẩn (mẫu cứng) – nhân mẫu:

Mẫu chuẩn hay mẫu cứng là mẫu đã được thực hiện qua các bước chế thử, được dập trên bìa cứng hoặc trên loại giấy chuyên dùng để cắt mẫu đến mẫu cứng. Thiết kế mẫu chuẩn từ mẫu trung bình.

Nhân mẫu: là quá trình thiết kế mẫu chuẩn của các cỡ số còn lại. Cơ sở nhân mẫu: căn cứ vào bộ mẫu đã qua chế thử và khách hàng đã đồng ý; dựa trên mẫu cứng của cỡ số trung bình; dựa vào độ chênh lệch của các số đo của chi tiết khi chuyển từ cỡ này sang cỡ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình nhân mẫu: xác định trục làm chuẩn hoặc điểm lam chuẩn, xác định các điểm trên chi tiết dịch chuyển như thế nào theo hai hướng của trục tọa độ vuông góc Oxy. Độ dịch chuyển của các điểm đó được tính toán trong thiết kế định hình các chi tiết sản phẩm. Nếu nhảy từ cỡ nhỏ sang cỡ lớn hơn thì cá kích thước ngang dịch chuyển theo phương hướng ra ngoài chi tiết tính tại vị trí làm chuẩn, còn kích thước dọc thì dịch chuyển xuống phía dưới. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, công việc thiết kế mẫu mỏng và nhảy mẫu được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhờ hệ thống thiết kế và giác sơ đồ GGT – Gerber Garment Technology. Lúc này, công việc nhân mẫu chỉ đơn thuần là nhập số liệu nhảy tại các điểm trên chi tiết, từ mẫu thiết kế ban đầu, máy tính sẽ làm nốt công việc còn lại là đưa ra các mẫu nhảy của các cỡ số còn lại. Trên mẫu cứng của mỗi chi tiết có ký hiệu đầy đủ thông tin: tên mã hàng, mã số đơn hàng, chiều dọc canh sợi, cỡ số.

Thiết kế sơ đồ cắt: nhằm mục đích cung cấp mẫu cắt cho tổ cắt, để dựa vào đó đề ra phương hướng trải vải cho phù hợp và cắt vải tiết kiệm. Sơ đồ cắt hay còn gọi là mẫu giác sơ đồ, là sự sắp xếp các chi tiết của một sản phẩm hoặc một vài sản phẩm cùng mẫu mã lên trên một khổ giấy tượng trưng cho khổ vải sao cho đảm bảo tính chất, độ lệch canh sợi cho phép. Sự sắp xếp ở đây là sự sắp xếp các mẫu cứng của các chi tiết và sự sắp xếp đảm bảo mức tiêu hao nguyên phụ liệu là thấp nhất.

Các hình thức giác sơ đồ:

• Hình thức giác đối đầu: các mẫu cứng của các chi tiết trong quá trình sắp xếp chỉ cần đúng canh sợi, trong phạm vi độ lệch canh sợi cho phép, không cần chú

Các loại sơ đồ cắt: để hạ mức tiêu hao nguyên liệu xuống mức thấp nhất, để triệt tiêu các hao phí phát sinh trong quá trình trải, cắt công việc thiết kế sơ đồ cắt có vai trò hết sức quan trọng, cho nên để đảm bảo nămg suất thì phải giảm số lượng sơ đồ xuống mức thấp nhất. Trong thực tế sản xuất, thường sử dụng 3 loại sơ đồ cắt:

• Sơ đồ đơn: là sơ đồ chỉ sử dụng để giác các chi tiết của một loại sản phẩm, để cắt những tấm vải ngắn hai đầu tấm.

• Sơ đồ ghép: là sơ đồ ghép phối hợp các chi tiết của từ 2 sản phẩm trở lên, có thể là sản phẩm cùng cỡ hoặc khác cỡ nhưng phải cùng mã hàng, có cùng tính chất vải.

• Sơ đồ phối hợp cả sơ đồ đơn và sơ đồ ghép: để trong quá trình trải vải, ta có thể sử dụng được những tấm vải có độ dài khác nhau, trên cùng một bàn cắt và đảm bảo kế hoạch sản xuất. Chẳng hạn một lô hàng có 1080 sản phẩm của các cỡ như sau: Cỡ 36 37 38 39 40 Bàn cắt (lớp vải trải) Số lượng 120 240 360 240 120 x x 120 lá vải x x 240 lá vải x x 120 lá vải x 120 lá vải

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất thì có 4 sơ đồ cắt là: - Sơ đồ 1: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 36 và 40 - Sơ đồ 2: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 37 và 38 - Sơ đồ 3: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 38 và 39 - Sơ đồ 4: chỉ giác các chi tiết của cỡ 39

1.2. Tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho mã hàng J1KE46Q

2. Nội dung tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một mã hàng nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng.

2.1. Tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một mã hàng nói chung

Thông tin cơ bản về đơn hàng:

- Tên mã hàng, khách hàng

- Người xây dựng tài liệu, ngày xây dựng tài liệu

- Ngày sản xuất, ngày giao hàng

- Loại vải, mã vải

Nội dung chính:

• Mô tả mẫu: được mô tả một cách đơn giản bằng hình vẽ và thuyết minh, giúp nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng và phân biệt với các sản phẩm cùng sản xuất.

• Các loại mẫu: mẫu cứng, mẫu giác sơ đồ, mẫu cắt gọt, mẫu may, mẫu là, mẫu đánh dấu, mẫu kiểm tra.

• Bảng thông số kỹ thuật bán thành phẩm: bảng thống kê những kích thước chính có liên quan chặt chẽ đến kích thước sản phẩm. Đi kèm với bảng thông số kỹ thuật bán thành phẩm là hình vẽ hướng dẫn đo.

• Hướng dẫn sử dụng vật liệu: thống kê các loại vật liệu sử dụng: vải chính, vải lót, vải phối…

• Định mức vật liệu:

• Quy trình công nghệ sản xuất:

 Quy trình trải, cắt: định mức cấp phát vải theo sơ đồ cắt

- Định mức cấp phát vải theo sơ đồ cắt

- Tiêu chuẩn cắt

- Hướng dẫn công nghệ cắt

 Quy trình dán dựng, thêu, in  Quy trình may:

- Hướng dẫn sản xuất mã hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng hướng dẫn công nghệ may

 Quy trình hoàn tất, đóng gói:

- Tiêu chuẩn là, gấp

- Tiêu chuẩn đóng gói, nhập kho

• Tổng kết thiết bị: thống kê các máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ quá trình sản xuất.

• Xây dựng nhãn hướng dẫn sử dụng

• Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: tiêu chuẩn ngoại quan, tiêu chuẩn kích thước, tiêu chuẩn công nghệ.

2.2. Tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho mã hàng J1KE46Q

Mô tả sản phẩm: áo nữ cộc tay, viền cổ tim bằng vải Borib, may dúm ở cổ áo, lót thân trước, phần cổ lớp lót có chạy bô đê đấm.

Mã hàng: J1KE46Q PO#: JT64156 + JT64172 + JT64178

Loại vải: 55% Cotton, 35% Rayon, 10% Poly, P/D Jersey, 30/1, SPG-156 Cabana Shodow Stripe.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí (Trang 36 - 42)