2.6.1.Điều khiển truy nhập mạng

Một phần của tài liệu tổng quan về w-cdma và giải pháp nâng cấp từ gsm lên w-cdma tai viet nam (Trang 39 - 41)

Truy nhập mạng là một phương thức mà một người sử dụng kết nối với mạng để có thể sử dụng các dịch vụ và các phương tiện của mạng đó. Giao thức truy nhập là một tập xác định các thủ tục cho phép khai thác các dịch vụ và phương tiện mạng.

Người sử dụng truy cập GPRS có thể từ bên di động hoặc bên cố định của mạng GPRS. Giao diện phía mạng cố định có thể hỗ trợ nhiều giao thức truy nhập tới các mạng dữ liệu ngoài (X.25, IP). Phần quản lý của mỗi PLMN có thể yêu cầu các thủ tục điều khiển truy nhập riêng cho phép người truy nhập mạng hay giới hạn thuê bao sử dụng các dịch vụ.

Ngoài việc truyền dẫn dữ liệu theo chuẩn PTP (điểm-điểm), PTM (điểm-đa điểm) GPRS hỗ trợ thêm loại truy nhập ngầm định (anonymous) tới mạng. Dịch vụ này cho phép MS trao đổi các gói dữ liệu với host xác định trước được đánh địa chỉ bởi các giao thức liên mạng đã được xác định. Tuy nhiên chỉ có một số địa chỉ đích PDP nhất định sử dụng trong dịch vụ này. IMSI hoặc IMEI sẽ không được sử dụng khi truy nhập mạng do bảo mật ngầm định cao. Do đó các chức năng nhận thực và mã hoá không được xét trong kiểu truy nhập ngầm định.

Đăng ký (Regitration Function)

Đăng ký là phương thức mà người sử dụng dùng IP Mobile (nhận dạng di động) để liên kết với các giao thức và địa chỉ của gói dữ liệu trong mạng PLMN cũng như liên kết với các điểm truy nhập ra mạng PDP ngoài. Kết nối này có thể là liên kết tĩnh (được lưu trữ trong HLR), hoặc động (được ấn định theo yêu cầu cần thiết).

Nhận thực và cấp phép (Authentication and Authoisation Fuction)

Chức năng này thực hiện việc nhận dạng và nhận thực người yêu cầu dịch vụ, hợp thức hoá loại yêu cầu dịch vụ để đảm bảo rằng thuê bao được phép sử dụng các dịch vụ mạng. Chức năng nhận thực được thực hiện kết hợp với chức năng quản lý di động.

Tthu thập dữ liệu tính cước (Charging Data Collect Function)

Chức năng này thu thập các dữ liệu cần thiết để tính cước thuê bao hoặc tính cước lưu lượng. Cước phí được tính bằng số lượng byte sử dụng, khác với tính theo thời gian kết nối trong mạng GSM. Thông tin tính cước do các SGSN và các GGSN thu thập. SGSN lưu thông tin tính cước của mỗi thuê bao liên quan tới việc sử dụng mạng vô tuyến; trong khi GGSN lưu các thông tin tính cước liên quan tới việc dùng mạng dữ liệu bên ngoài của mỗi thuê bao. Trên cơ sở đó, nhà khai thác mạng GPRS sẽ sử dụng các thông tin này để tạo ra hoá đơn tính cước cho từng thuê bao.

Thông tin tính cước tối thiểu mà SGSN thu thập bao gồm các thông tin sau: - Mức độ sử dụng giao diện vô tuyến: thông tin tính cước về số lượng dữ liệu được truyền theo hướng MS phát đi và MS thu về, được phân loại theo QoS và các giao thức người sử dụng.

- Mức độ sử dụng địa chỉ giao thức gói dữ liệu: thông tin tính cước ghi lại thời gian MS sử dụng các địa chỉ giao thức gói dữ liệu PDP của MS.

- Mức độ sử dụng tài nguyên chung của GPRS: thông tin tính cước sẽ mô tả mức độ sử dụng của thuê bao đối với các tài nguyên khác nhau có liên quan tới GPRS cũng như các hoạt động trong mạng GPRS của MS.

- Vị trí của MS: các thông tin về HPLMN, VPLMN và có thể thêm các thông tin vị trí với độ chính xác cao hơn.

Thông tin tính cước tối thiểu mà GGSN thu thập bao gồm các thông tin tính cước sau:

- Địa chỉ đích và nguồn của thông tin trao đổi: trong đó mức độ chính xác của thông tin này được xác định bởi nhà khai thác GPRS.

- Mức độ sử dụng mạng dữ liệu ngoài: các thông tin về khối lượng dữ liệu gửi đi và nhận từ các mạng dữ liệu ngoài.

- Mức độ sử dụng các địa chỉ giao thức dữ liệu gói: thông tin tính cước lưu lại thời gian MS sử dụng các địa chỉ giao thức dữ liệu gói PDP của MS.

- Vị trí của MS: các thông tin về HPLMN, VPLMN và có thể thêm các thông tin vị trí với độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu tổng quan về w-cdma và giải pháp nâng cấp từ gsm lên w-cdma tai viet nam (Trang 39 - 41)