B. Nguồn trả nợ
1.4.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng tại Oceanbank.
xuất thép xây dựng tại Oceanbank.
Vì dự án xin vay vốn trong ngành thép có số vốn lớn, thời gian kéo dài và chụi ảnh hưởng lớn từ môi trường kinh tế trong nước và thế giới, nên Oceanbank đã rất chú trọng đến công tác thẩm định ngành thép, nhằm có được kết quả chính xác nhất
1.4.2.1. Những kết quả đạt được
Công tác thẩm định đã đánh giá đúng tiềm lực tài chính cũng như khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp xin vay vốn trong ngành thép.
Việc thẩm định nguồn vốn, thị trường tiêu thụ hay công suất của dự án được tiến hành một cách có bài bản và chính xác từ đó có thể thẩm định được độ tin cậy của các nội dung này, tạo cơ sở cho việc ra quyết định của cán bộ thẩm định. Do nguồn thép nguyên liệu trong nước còn thiếu nên đối với các dự án thép có thể yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nhà máy. Cũng vì lý do đó nên các nhà máy hoàn toàn có thể sản xuất với công suất cao nhất. Tuy nhiên, đối với dự án thép nói riêng và các dự án khác nói chung thì công suất của máy móc thiết bị khó có thể đạt mức tối đa do nhiều yếu tố, do vậy việc cán bộ ngân hàng cần làm là xác định mức công suất hợp lý của máy móc thiết bị để đánh giá phương án kinh doanh mà doanh nghiệp trình lên ngân hàng.
Công tác thẩm định đã đánh giá được về nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án. Đánh giá được tính khả thi hay không khả thi trong việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và tỷ trọng của việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại chỗ như thế nào. Từ đó thẩm định được chính xác chi phí của dự án.
Thông qua các biện pháp như so sánh chất lượng sản phẩm, xem xét thị trường tiêu thụ, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm dự án trên thị trường, thị phần hướng tới của dự án và khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án, từ đó có được kết luận chính xác về khả năng kinh doanh và kinh doanh thành công của dự án.
Trong công tác thẩm định dự án vay vốn trong ngành thép, Oceanbank đã sử dụng hầu hết các phương pháp bao gồm cả định tính và định lượng nhằm có một kết quả chính xác về khả năng thành công của dự án xin vay vốn. Nhờ đó mà trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong dự án ngành thép đã giảm trong tổng dư nợ cho vay theo dự án. Các khoản cho vay hầu hết được thu hồi đủ và đúng thời gian. Doanh thu của ngân hàng từ cho vay các dự án trong ngành thép của Oceanabank
ngày càng tăng. Đồng thời với đó thì kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng về các dự án ngành thép cũng được cải thiện rõ rệt.
Do nhận thức được đặc điểm của các dự án ngành thép là có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nên Oceanbank đã xác định chỉ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ khai thác mỏ quặng, luyện phôi, các dự án gắn với các sản phẩm thành phầm. Vì vậy, nên những năm gần đây đối với các dự án ngành thép, tại Oceanbank tỷ lệ thu hồi vốn là rất cao.
1.4.2.2. Hạn chế.
Ngoài những thành tựu đạt được thì công tác thẩm định dự án vay vốn trong ngành thép tại Oceanbank cũng còn rất nhiều điểm cần chú ý.
Thứ nhất, về quy trình thẩm định dự án thép: thời gian thẩm định các dự án ngành thép là dài, bên cạnh đó việc thẩm định các dự án thép vẫn chưa có được một quy trình được xây dựng chuẩn mà cán bộ thẩm định phải dựa theo quy trình thẩm định chung của ngân hàng dành cho mọi dự án. Do đó, việc thiếu chặt chẽ trong một số khâu là điều không thể tránh khỏi. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng trùng lặp hoặc bỏ sót hoặc không đúng với các yêu cầu về một dự án ngành thép. Các khâu quan trọng như thu thập số liệu, phân tích dữ liệu còn chưa được cụ thể hóa, thường xuyên là chỉ dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Điều này gây khó khăn lớn cho cán bộ thẩm định trong việc thẩm định những dự án có tính riêng biệt như dự án trong ngành thép.
Thứ hai, về phương pháp thẩm định dự án vay vốn ngành thép, các phương pháp áp dụng thẩm định còn đơn giản và chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống như phân tích theo trình tự, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, mà chưa có sự áp dụng triệt để các phương pháp mới tiên tiến đặc biệt như phương pháp dự báo, dự đoán, phân tích rủi ro, hay các phương pháp phân tích đánh giá. Các phương pháp này được áp dụng rất sơ sài, hầu như chỉ là nêu lên và các vấn đề được phân tích là chưa đầy đủ. Chính điều này, đã làm giảm độ chính xác cũng như hạn chế chất lượng thẩm định các dự án trong ngành thép tại ngân hàng.
Thứ ba, về nội dung thẩm định các dự án ngảnh thép. Nội dung thẩm định các dự án ngành thép tại Oceanbank cũng tương đối đầy đủ về nội dung, bao gồm các vấn đề như thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn hay thẩm định tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có một số yếu tố vẫn chưa được xem xét một cách cụ thể và chính xác.
Như trong việc phân tích yếu tố thị trường, các cán bộ thẩm định cũng không thể đi sâu vào nghiên cứu từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang cạnh tranh. Cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu được các đối thủ cạnh tranh chính của khách hàng cũng như các phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh, nhưng việc đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của các đối thủ cạnh trạnh là rất khó khăn. Thị trường của ngành thép luôn biến động và có nhiều yếu tố tác động bất định, nhưng việc dự báo được các yếu tố cung – cầu về sản phẩm dự án hay các yếu tố rủi ro tác động đến dự án trong tương lai của cán bộ thẩm định còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Mặt khác việc đánh giá tác động của các yếu tố như lạm phát, biến động tỷ giá… chưa được xem xét đầy đủ, đôi khi còn rất sơ sài. Điều này là vấn đề rất không thỏa đáng nhất là trong tình hình nến kinh tế trong nước cũng như thế giới biến động khó lường như hiện nay.
Ngoài ra việc thẩm định dự án vay vốn trong ngành thép tại ngân hàng Oceanbank còn chưa được đem ra so sánh với các dự án cùng ngành tại các ngân hàng khác, điều đó có thể dẫn đến việc có cái nhìn chủ quan về dự án của cán bộ thẩm định, dẫn đến việc thiếu chính xác của kết quả thẩm định.
Thứ tư, về chi phí thẩm định dự án vay vốn trong ngành thép là lớn mà kinh phí ngân hàng dành cho thẩm định dự án ngành thép còn thấp. Lại do, việc thẩm định dự án ngành thép cần phải thu thập rất nhiều số liệu từ nhiều nguồn mới có thể đảm bảo tính toàn diện trong việc đánh giá dự án. Ngoài ra, để có kết luận chính xác cán bộ thẩm cần phải đi khảo sát thực tế, phải ra hiện trường khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khảo sát thị trường, thẩm định tài sản đảm bảo, vì vậy cần có nguồn ngân sách đủ lớn. Nhưng do bị hạn chế về công tác phí nên chất lượng của công tác thẩm định các dự án xin vay vốn ngành thép thường không được cao như mong muốn.
Thứ năm, về đội ngũ nhân lực cán bộ thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép tại Oceanbank cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Đầu tiên, do hầu hết các cán bộ thẩm định đều học về chuyên ngành khối kinh tế nên kiến thức về lĩnh vực kỹ thuật nói chung và lĩnh vực thép xây dựng nói riêng là còn hạn chế, việc đánh giá phương diện kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và tham khảo ý kiến của mọi người. Thứ hai, việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm dự án thép cần có một lượng kiến thức chuyên sâu, tổng hợp và yêu cầu sự nhạy bén của cán bộ thẩm định. Thứ ba, do đội ngũ cán bộ thẩm định còn
yếu nên khối lượng công việc mà một cá nhân cần đảm nhận là rất lớn, điều này làm giảm hiệu quả và chất lượng của công việc. Chính từ các lý do trên mà sự hạn chế về chất lượng cán bộ thẩm định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của dự án. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng về năng lực và khả năng thẩm định của ngân hàng.
1.4.2.3Nguyên nhân
Nguyên nhân của các hạn chế trên bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân gián tiếp:
Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng là một khó khăn cho công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng. Nó kéo theo sự thay đổi trong các nội dung thẩm định của hồ sơ vay vốn. Sự thay đổi của ngành sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược kinh, thị trường cũng như ảnh hưởng đến doanh thu của dự án. Từ đó sẽ có tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Công tác thẩm định của các ngân hàng Việt Nam nói chung còn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Về phía nhà nước, các văn bản quy chế liên quan đến thẩm định còn hạn chế hoặc chưa rõ ràng và chồng chéo. Hoạt động của các ngành liên quan còn chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng.
Trình độ quản lý chưa đồng đều, thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định, bên cạnh đó luật đất đai, luật doanh nghiệp, đầu tư còn nhiều bất cập cũng tạo ra những vấn đề phát sinh cho công tác thẩm định.
Các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể và chưa khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thừa nơi thiếu nên ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo định hướng phát triển của nhà nước, của chính phủ.
Nguồn thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi không hoàn chỉnh và chính xác, mà cán bộ ngân hàng cần thẩm tra lại. Có nhiều doanh nghiệp ít có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ xin vay vốn, nên còn nhiều vấn đề cần có sự tham gia của ngân hàng cũng như cán bộ thẩm định.
Nguyên nhân trực tiếp:
Do quy trình thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép tại ngân hàng Oceanbank còn nhiều rườm rà. Có rất nhiều thủ tục gây khó khăn cho khách hàng. Các giai đoạn thẩm định còn dài, thời gian thẩm định lâu. Chưa có sự chuyên môn hóa cán bộ trong các khâu thẩm định.
Các phương pháp thẩm định được áp dụng máy móc, thiếu sự sáng tạo và linh hoạt. Thiếu sự đồng bộ trong công tác thẩm định đối với dự án ngành thép. Đối với ngành thép nói riêng cần có những phương pháp cụ thể, riêng biệt phù hợp với đặc thù của ngành.
Nội dung thẩm định còn sơ sài, có những nội dung còn chưa áp vào với đặc thù riêng của ngành thép. Chưa có những chỉ tiêu đánh giá riêng trong ngành. Tờ trình thẩm định còn thiếu sự so sánh đánh giá dự án với các dự án cũng ngành đặc biệt là trong vấn đề xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư của dự án. Về các chỉ tiêu tài chính chưa xác định những chỉ tiêu đặc thù của ngành.
Trình độ cán bộ thẩm định dự án vay vốn trong ngành thép của ngân hàng còn hạn chế, chưa có cán bộ chuyên nghiệp phụ trách các dự án về ngành thép. Mặt khác chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, chưa có sự đa dạng bao quát nhiều ngành nghề. Sự nhanh nhạy trong phán đoán của các cán bộ thẩm định còn hạn chế.
Khả năng thu thập và quản lý thông tin ở ngân hàng chưa được coi trọng. Các thông tin của khách hàng mà ngân hàng thu thập được chủ yếu là do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin từ bên ngòai là rất hạn chế. Đôi khi là không đầy đủ và có những sai lệch. Vì những lý do này mà chất lượng thẩm định cũng bị hạn chế.
Cơ sở vật chất phục vụ cho cán bộ thẩm định hay vấn đề phụ cấp ưu đãi cho cán bộ thẩm định dự án vay vốn ngành thép còn chưa được chú ý đầu tư. Ngành thép là một ngành đặc thù, do vậy cán bộ thẩm định cũng cần có những phương pháp riêng biệt để thẩm định các dự án này. Nhưng do chế độ đãi ngộ nhiều khi chưa hợp lý dẫn đến cán bộ thẩm định không có sự tâm huyết, không có sự sáng tạo trong công tác.
CHƯƠNG II