Hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty TNHH Việt Nga Kijun

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 46 - 52)

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NGA KIJUN

2.3.Hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty TNHH Việt Nga Kijun

Kijun

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty

a) Nhóm các nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty bao gồm: môi trường văn hóa, môi trường luật pháp chính trị và môi trường kinh tế của Việt Nam và của các nước nhập khẩu.

Như đã phân tích ở trên, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty TNHH Việt Nga Kijun cũng chịu các tác động tích cực cũng như tiêu cực từ các môi trường văn hóa, chính trị pháp luật cũng như môi trường kinh tế của các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc của công ty. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu có hạn nghạch như thị trường EU, công ty lựa chọn tập trung hàng xuất khẩu sang các thị trường phi hạn ngạch như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường tại Mỹ và Hàn Quốc. Do đó hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty chịu nhiều tác động ảnh hưởng từ các nhân tố thuộc các môi trường của hai quốc gia này.

Thị trường Mỹ là thị trường có dung lượng nhập khẩu hàng may mặc xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, Mỹ cũng là một thị trường có sự cạnh tranh giá cả rất gay gắt, mặt khác mấy năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nhu cầu tiêu dùng đang dần thu hẹp nên giá cả tại thị trường này lại tiếp tục giảm. Đồng thời hiện nay Mỹ cũng đang hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển nên buộc công ty phải có những bước đi dè chừng trong việc thúc đẩy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang Mỹ. Hàng

may mặc nhập khẩu vào Mỹ cần phải đạt các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, WRAP... Điều này đòi hỏi công ty phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng sản xuất, để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra để xuất sang thị trường Hoa Kỳ luôn đạt các tiêu chuẩn trên. Ngoài ra, thị trường Mỹ là một thị trường quốc tế có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phức tạp. Để thâm nhập vào thị trường này, đòi hỏi công ty phải có những hiểu biết cụ thể hay nắm vững được hệ thống pháp luật và chính sách thương mại của Mỹ. Hiện tại có bốn loại luật pháp bảo hộ mà doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm: Luật quản lý nhập khẩu bảo vệ kinh tế nội địa bằng các biện pháp trừng phạt hay hạn chế nhập khẩu, Luật quản lý xuất khẩu nhằm hạn chế những hàng hay bán cho những nước mà Mỹ muốn hạn chế và khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có lợi cho Mỹ, Luật quản lý xuất khẩu vì các lý do an ninh chính trị hay an ninh kinh tế, Luật về tiêu dùng hóa thương mại và cấm phân biệt đối xử.

Còn Nhật Bản là nước không có hạn ngạch hạn chế nhập khẩu hàng may mặc nhưng thị phần hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn 80% tổng nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Nhưng Nhật Bản lại được đánh giá là một thị trường có xu hướng thời trang rất đa dạng, có thể thay đổi theo " ngày". Vì vậy những hàng may mặc có thể sản xuất theo thị hiếu về thời trang của người Nhật hay có màu sắc, mẫu mã thiết kế đa dạng liên tục thay đổi có thể thu hút được khách hàng Nhật Bản. Nếu làm được điều này thì đây sẽ là một thế mạnh của mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản.

Khác với hai thị trường lớn trên, Hàn Quốc tuy là thị trường có dung lượng nhập khẩu hàng may mặc thấp hơn nhưng lại là thị trường quen thuộc hơn đối với công ty TNHH Việt Nga Kijun. Bên cạnh việc có cố vấn trực tiếp là ông Kim Jung Ho người Hàn Quốc, công ty còn có bạn hàng lâu năm tại thị

trường này, do đó việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc mang nhãn mác của riêng công ty sang thị trường này có phần thuận lợi hơn. Vì vậy đây là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của công ty cao nhất. Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc cũng có nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cao đòi hỏi đối với hàng may mặc nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, khi tiến hành sản xuất sản phẩm công ty luôn phải lưu ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mà bên đối tác đưa ra đối với sản phẩm.

b) Nhóm các nhân tố chủ quan

Các yếu tổ thuộc về nội tại của công ty TNHH Việt Nga Kijun ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp bao gồm: chiến lược kinh doanh sản xuất của công, chi phí sản xuất, yếu tố thuộc về sản phẩm, và kinh nghiệm quốc tế của công ty:

* Chiến lược kinh doanh của công ty

Thực chất, ngay từ đẩu khi mới bắt đầu thành lập, mục đích chủ yếu của công ty là tập trung đầu tư và phát triển hoạt động gia công xuất khẩu. Vì vậy hầu hết nguồn vốn đầu tư đều được tập trung thúc đẩy hoạt động này. Do đó, tuy cũng là một lĩnh vực hoạt động của công ty, nhưng hoạt động xuất khẩu trực tiếp chỉ được coi là một hoạt động phụ chưa được chú trọng đến. Bởi vậy, sau 6 năm hoạt động, thành tựu của công ty có được nhờ hoạt động xuất khẩu trực tiếp là chưa đáng kể, đồng thời đội ngũ nghiên cứu và thiết kế sản phẩm của công vẫn chưa đi vào chính thức hoạt động và chỉ hoạt động theo thời vụ. Mặt khác, vì chiến lược kinh doanh ban đầu của công ty là tập trung kinh doanh trong lĩnh vực gia công xuất khẩu, nên những hoạt động thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nước ngoài như: marketing, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, khi đổi hướng từ kinh doanh gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp đòi

hỏi công ty phải tập trung đầu tư phát triển thêm cả các hoạt động này, việc này tạo ra áp lực về chi phí rất lớn cho công ty.

* Yếu tố chi phí sản xuất

Về chi phí sản xuất, do tận dụng được ưu thế là lợi thế về giá nhân công rẻ, nên chi phí nhân công không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất. Hơn nữa chi phí nhân công thấp còn tạo cơ sở nâng cao sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm sản xuất tại công ty. Nhưng bên cạnh chi phí về nhân công, công ty cũng phải luôn tính đến những chi phí cho trang thiết bị máy móc. Từ bảng 2.1 cho thấy, việc sử dụng vốn lưu động chi tiêu cho trang thiết bị máy móc của công ty chưa cao, vì vậy để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, công ty nên tập trung đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất.

Mặt khác các mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu ngành may quen thuộc và khả năng tự sản xuất nhãn mác, in ấn bao bì sản phẩm của mình, tạo điều kiện cho công ty có thể cắt giảm chi phí sản xuất ở các khâu thu mua nguyên phụ liệu đầu vào và sản xuất nhãn mác, bao bì, in hình cho sản phẩm. Các điều kiện này có tác động không nhỏ đến việc cắt giảm chi phí sản xuất. Giữ cho nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định, duy trì và nâng cao tay nghề lao động trong các hoạt động bổ trợ cũng là việc làm rất cẩn thiết.

* Yếu tố sản phẩm

Sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài phải đảm bảo các tiêu chí sau: tốt về chất lượng, đẹp và hợp thời trang về kiểu dáng mẫu mã, hợp lý về giá cả. Để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc, công ty phải đảm bảo được sản phẩm của công ty thỏa mãn các yếu tố trên. Hơn nữa, trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc, tính đặc trưng và đa dạng của sản phẩm cũng là các yếu tố mà công ty phải tính đến. Sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn chung về

chất lượng, kỹ thuật mà còn phải có đặc điểm khác biệt để phân biệt sản phẩm thời trang của công ty với các sản phẩm thời trang khác trên thị trường. Không những thế, để đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã... Do đó đảm bảo được các yêu cầu thuộc về yếu tố sản phẩm trên, buộc công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu phải liên tục nghiên cứu, tìm tòi, phát triển sản phẩm của mình ngày một đa dạng hơn, hoàn thiện hơn. Để làm được như vậy, đòi hỏi công ty phải tiến hành đầu tư kỹ lưỡng vào khâu nghiên cứu thị trường và khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay do chưa thể đầu tư kĩ lưỡng vào khâu này nên công ty vẫn chưa có được một sản phẩm riêng nào thực sự thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Sản phẩm công ty sản xuất ra chưa có đặc điểm hay ưu thế nổi trội hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

* Kinh nghiệm quốc tế của công ty

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và nghiệp vụ vận tải ngày nay, thì thực sự việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài dựa trên kinh nghiệm không còn là yếu tố tác động chính đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty. Tuy nhiên, có được kinh nghiệm hoạt động tại thị trường nước ngoài vẫn góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Ví dụ như, sự có mặt của chuyên viên cố vấn người Hàn Quốc tại công ty TNHH Việt Nga Kijun giúp cho công ty kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc thuận lợi hơn so với ở các thị trường khác. Biểu hiện là: hơn 400 sản phẩm áo sơ mi đầu tiên do công ty thiết kế đã được tiêu thụ thành công tại Hàn Quốc thông qua công ty TNHH Alim Intertex. Cho đến nay hầu hết các sản phẩm do công ty thiết kế đều được tiêu thụ tại Hàn Quốc.

2.3.2. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp

Trước hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc, công ty TNHH Việt Nga Kijun đã bước đầu tiến hành các biện pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp.

* Nhanh chóng thiết lập đội ngũ thiết kế cho sản phẩm của công ty

Công tác tuyển dụng được Ban lãnh đạo tiến hành vào tháng 9 năm 2008 với mục tiêu thành lập tổ thiết kế thời trang gồm năm người cho công ty. Mục đích thành lập tổ thiết kế: tổ thiết kế này sẽ là tiền thân cho phòng thiết kế thời trang của công ty. Nhiệm vụ của tổ thiết kế là nghiên cứu đặc điểm thị hiếu thời trang tại các thị trường tiềm năng như : Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nghiên cứu về các chất liệu làm nguyên phụ liệu sản xuất hàng may mặc, đồng thời tiến hành tập trung các kiến thức và ý tưởng sáng tạo về thời trang để thiết kế ra các sản phẩm thời trang chất lượng, mang đặc trưng riêng, có khả năng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trên các thị trường, nhằm tạo ra thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty.

* Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác cung cấp sản phẩm phụ trợ, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất hàng may mặc

Công ty chủ động trong việc tìm ra và kết nối với các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu bổ trợ cho hoạt động sản xuất. Bởi lẽ, ngành công nghiệp phụ trợ của công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé không đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty, các nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ 70% đến 80%. Việc thu mua nguyên phụ liệu không chỉ đảm bảo cho hoạt động gia công tiến hành thuận lợi mà còn là cơ sở giúp cho hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty phát triển. Công ty luôn chủ động trong việc giữ các mối quan hệ làm ăn tốt với các cơ sở cung cấp nguôn phụ liệu để đảm bảo ổn định nguồn hàng. Đồng thời, công ty luôn tìm kiếm các ngồn cung cấp nguyên phụ liệu mới với giá và chất lượng phù hợp để tiến hành thu mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, việc tập trung nâng cao chất

lượng tay nghề cho các ngành công nghiệp bổ trợ của công ty: in thêu trên nhãn mác, bao bì, sản phẩm để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Các công ty như : công ty Thuê Tài Chính Kexim, công ty bông ở Hưng Yên, mex Việt Phát, công ty dệt may Thụy Khê... là các đối tác cung cấp hàng hóa lâu năm cho công ty, đến nay vẫn có mối quan hệ làm ăn tốt với công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đầu tư thay mới thiết bị máy móc

Công ty rất chú trọng về vấn đề cải tiến kỹ thuật. Luôn tiến hành song song việc đầu tư thay mới một số thiết bị máy may đã hỏng, nhập về các máy may công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, đồng thời cập nhập các thông tin, kỹ thuật gia công tiến tiến trên thế giới.

* Liên kết với các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm bồi dưỡng giáo dục thường xuyên của địa phương để cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn lao động của công ty

Nguồn lao động của công ty luôn trong tình trạng không ổn định, việc thiếu thợ lành nghề gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó công ty tiến hành liên kết với các trung tâm dạy nghề tại hai tình Hà Tây và Hưng Yên, nhằm tuyển dụng được một đội ngũ lao động có tay nghề vì đã qua đào tạo ở trường lớp, đồng thời cũng là một đội ngũ nhân công ổn định cho công ty trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 46 - 52)