Định hướng phát triển của công ty TNHH Việt Nga Kijun

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 56 - 60)

TNHH VIỆT NGA KIJUN

3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Việt Nga Kijun

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung

Từ những thuận lợi và những mặt tồn tại, khó khăn đã nêu trên cho thấy, công ty muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, thì hệ thống tổ chức sản xuất của công ty cần điều chỉnh theo hướng sau đây:

* Về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh

Những năm qua công ty chỉ tập trung phát triển về lĩnh vực gia công do lĩnh vực này cần ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh; còn các lĩnh vực khác phát triển chưa tương xứng cả về qui mô, trình độ, năng lực cạnh tranh rất thấp; đặc biệt là công nghiệp phụ trợ còn rất nhỏ bé có thể nói là rất yếu không đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty,các nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ 70% đến 80%. Vì vậy công ty chỉ thiên về làm gia công, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp. Xu thế phân tích đã chỉ rõ, những năm tới đây công ty cần phát triển về lĩnh vực sản xuất hay xuất khẩu trực tiếp, chủ động trong việc tìm kiếm nguyên phụ liệu trong nước, tăng tính chủ động cũng như hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh.

Thực tế đã cho thấy việc chủ động thu mua nguyên phụ liệu có ưu điểm là tạo được sự linh hoạt nhờ có thể chuyển đổi các nhà cung ứng để chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ và giảm được những rủi ro khi quá trình kinh doanh không thuận lợi.

cấp, nên rất dễ bị ép giá và hạn chế sự chủ động trong sản xuất, đáp ứng đơn hàng. Vì vậy việc phát triển quan hệ trao đổi mua bán nguyên liệu giữa các doanh nghiệp dệt và may trong vùng, trong nước, trong khu vực để giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời tăng tính chủ động và tạo động lực để phát triển cả hai bên là việc làm cũng rất cần thiết.

* Về qui mô sản xuất và mối liên hệ sản xuất

Là một doanh nghiệp có qui mô sản xuất ở mức vừa và nhỏ, mà trong tương lai khách hàng có xu hướng tìm đến những nhà sản xuất lớn có nguồn cung ổn định, thời hạn giao hàng nhanh thì rõ ràng các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp cận các khách hàng lớn dễ hơn, còn những doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp như công ty sẽ vô cùng bất lợi. Do đó để phát triển trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục đi theo hướng hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Hợp tác với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để tận dụng được sự hỗ trợ của họ cho mình về lượng đơn hàng , nguồn nguyên phụ liệu hay kỹ thuật may mặc.

* Vấn đề chuyên môn hoá sản xuất

Để mở rộng khả năng hợp tác với các nhà sản xuất khác cũng như tăng khả năng hoàn thiện sản phẩm của công ty, công ty TNHH Việt Nga Kijun quyết định từ năm 2009 phải đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Công ty sẽ đầu tư những máy móc chuyên dùng để tập trung sản xuất chuyên sâu các nhóm sản phẩm chất lượng cao sau: quần áo thể thao, áo jacket, quần áo mùa đông. Mặt hàng chủ đạo của công ty sẽ là các sản phẩm quần áo dùng trong thể thao, đây là những sản phẩm đòi hỏi các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng cao vì vậy việc tập trung đầu tư cải thiện, nâng cấp hệ thống dây truyền sản xuất là mục tiêu cần đạt được trong năm 2009.

* Về cơ cấu tổ chức bộ máy

vực gia công, dự kiến trong năm 2009 công ty sẽ phát triển thêm khâu thiết kế sản phẩm, nhãn mác cho sản phẩm. Tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm của công ty và chào bán, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Do đó công ty sẽ thiết lập thêm một tổ nhân viên phụ trách hoạt động nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, đồng thời lập kế hoạch thành lập phòng Marketing cho công ty để xúc tiến, quảng bá hình ảnh về công ty.

* Về thị trường xuất khẩu

Nếu như trước đây thị trường chủ yếu của công ty là thị trường Mỹ, nhưng với tình hình thị trường nhập khẩu Mỹ đang suy giảm và thu hẹp, lượng đơn hàng không nhiều, trong thời gian tới công ty quyết định tập trung vào thị trường Hàn Quốc, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó thị trường Hàn Quốc là chủ yếu. Mặt khác, những thị trường mới như Nhật Bản, Hà Lan tuy còn chưa có lượng đơn hàng nhiều nhưng tương lai sẽ trở thành thị trường tiềm năng để công ty khai thác. Bên cạnh đó, thị trường Hàn Quốc là thị trường quen thuộc và chủ chốt của công ty, việc tiếp tục tận dụng những hiểu biết về thị trường này để khai thác tiềm năng của thị trường là việc làm cần thiết. Trong tháng 2 năm 2009, công ty đã tổ chức thành công buổi tiệc liên hoan gặp mặt giao lưu giữa các thành viên Ban Quản Trị công ty TNHH Kijun tại Hàn Quốc với Ban Lãnh Đạo công ty tại trụ sở công ty ở Hà Nội. Buổi gặp gỡ đã góp phần gắn chặt mối quan hệ công tác mật thiết giữa 2 công ty, tạo điều kiện cho công ty TNHH Việt Nga Kijun tiếp tục hoạt động kinh doanh thuận lợi tại thị trường Hàn Quốc nói chung, trong đó bao gồm cả mục tiêu phát triển sản phẩm hàng may mặc Made in Viet Nam của Việt Nga Kijun tại Hàn Quốc.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp

như nhiệm vụ để tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty. Nhiệm vụ phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp được coi là một mục tiêu dài hạn của công ty và được tập trung thực hiện. Định hướng phát triển lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp được công ty thể hiện trong các chính sách, phương hướng hoạt động sau:

* Cắt giảm chi phí sản xuất

Để tăng tính cạnh tranh, công ty luôn cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất , chia sẻ với các đối tác chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty so với hàng may mặc xuất khẩu cùng loại khác trên thị trường đặc biệt là hàng may mặc xuất khẩu của Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, công ty mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.

* Xây dựng, quảng bá hình ảnh một công ty may xuất khẩu Việt Nam có uy tín

Hơn nữa bên cạnh việc nỗ lực tố thiểu hóa chi phí sản xuất một cách hợp lý công ty còn nỗ lực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh một công ty may xuất khẩu Việt Nam theo phương châm “ chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội ” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trường chính. Năm 2009, công ty dự kiến sẽ chính thức đưa website riêng của công ty đi vào hoạt động. Việc đưa website riêng của công ty đi vào hoạt góp phần giúp công ty tiến lại gần khách hàng trên thị trường hơn, và việc quảng bá hình ảnh của công ty sẽ diễn ra thuận lợi, hiệu

quả, tiết kiệm chi phí hơn.

* Thành lập tổ, ban thiết kế thời trang cho công ty

Năm 2009, công ty thành lập tổ thiết kế thời trang bao gồm 6 thành viên bao gồm những cá nhân có am hiểu về thời trang và thị trường may mặc xuất khẩu nhằm thực hiện nhiệm vụ: nghiên cứu và thiết kế sản phẩm thời trang cho công ty, đồng thời nghiên cứu các đặc điểm thị hiếu của các nhóm người tiêu dùng trên các thị trường tiêu thụ để thiết kế ra được những mẫu quần áo phục vụ được xu hướng của thời trang hiện đại đang ngày ngày thay đổi trên thế giới.

* Khai thác thị trường nội địa để tạo thêm nguồn thu tài chính

Bên cạnh đó, công ty có chính sách tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ để khai thác thị trường nội địa. Việc khai thác doanh thu từ thị trường nội địa sẽ là một cơ sở để tạo thêm kinh nghiệm về sản xuất hàng may mặc và là nguồn thu hiệu quả cho hoạt động đầu tư phát triển lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp, mục tiêu dài hạn, của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w