Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 37 - 42)

II Tài sản cố định và

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.1 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.31. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm

VLĐ bình quân (triệu đồng)

DT thuần / VLĐ

bình quân GO/ VLĐ bình quân

2005 14.252.256 3,06 4,51

2006 17.012.268 4,06 5,02

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động bình quân và giá trị kinh doanh trên vốn lưu động bình quân năm 2006 so với năm 2005 đều tăng. Cụ thể:

Chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động bình quân năm 2005 đạt 3,06 lần điều này nghĩa là trong năm 2005 công ty bỏ 1 đồng vốn lưu động bình quân vào kinh doanh thu được 3,06 đồng doanh thu, đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 4,06 đồng, nghĩa là trong năm 2006 công ty bỏ ra một đồng vốn lưu động bình quân vào kinh doanh thì thu được 4,06 đồng doanh thu. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh chính xác hiệu suất sử dụng vốn lưu động vì doanh thu chỉ do các sản phẩm tiêu thụ mang lại.

Với chỉ tiêu giá trị sản xuất trên vốn lưu động bình quân năm 2005 đạt 4,51 có nghĩa là năm 2005 công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được 4,51 đồng giá trị sản phẩm. Đến năm 2006 con số này tăng lên 5,02.

Như vậy có thể thấy doanh thu và giá trị sản xuất của công ty trong hai năm 2005 và 2006 đều tăng, tuy nhiên tốc độ phát triển bình quân của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất sản phẩm. Năm 2006 tuy lượng vốn lưu động bình quân tăng nhưng hiệu quả kinh doanh lại tăng chưa tương xứng.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tính theo công thức doanh thu trên vốn lưu động bình quân như sau:

DT2006 DT2006 DT2006 HVLĐ 2006 VLĐ2006 VLĐ2006 VLĐ2005 = = x HVLĐ 2005 DT2005 DT2006 DT2005 VLĐ2005 VLĐ2005 VLĐ2005

Thay số ta có: HVLĐ 2006 4,06 4,06 4,34 = = x HVLĐ 2005 3,06 4,34 3,06 Số tương đối: 1,32 = 0,935 x 1,41 Số tuyệt đối: (4,06 – 3,06) = (4,06 – 4,34) + (4,34 – 3,06)  1 = - 0,28 + 1,28 Nhận xét:

Qua phân tích ở trên cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2006 của công ty tăng 32% so với năm 2005, hay số đồng doanh thu thu được trên một đồng vốn lưu động năm 2006 tăng 1 đồng so với năm 2005.

Nguyên nhân là do doanh thu và vốn lưu động bình quân của năm 2006 đều tăng so với năm 2005, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thuần lại lớn hơn tốc độc tăng của vốn lưu động bình quân.

3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006

Vốn lưu động 1.000 đồng 15.922.488 18.205.056

Lợi nhuận thô 1.000 đồng 564.096 591.801

Lợi nhuận ròng 1.000 đồng 440.700 462.345

Tỷ suất lợi nhuận thô % 0,0354 0,0325

Tỷ suất lợi nhuận ròng % 0,0276 0,0254

Nguồn: Phòng tài chính - kế toán

Qua bảng phân tích trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty năm 2006 đã giảm so với năm 2005. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận thô năm 2005 là 0,0354 có nghĩa là trong năm 2005 công ty bỏ ra một đồng vốn lưu động vào kinh doanh sẽ mang lại 0,0354 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2006 con số này là 0,0325 đồng có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vồn lưu động đã giảm xuống hay nói cách khác, hiệu quả của vốn lưu động giảm so với năm 2005.

Về tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2005 là 0,0276 nghĩa là trong năm công ty bỏ ra 1 đồng vốn lưu động vào kinh doanh sẽ mang lại 0,0276 đồng lợi nhuận ròng, nhưng đến năm 2006 con số này giảm xuống còn có 0,0254 đồng. Điều này cho thấy mức lãi ròng trên một đồng vốn lưu động giảm, hiệu suất sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả so với năm 2005.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn chứng tổ mức sinh lợi của vốn lưu động càng cao, tức là doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động ngày càng giảm do vốn lưu động ngày càng tăng, tuy nhiên vốn lưu động trong sản xuất sẽ tạo ra lợi nhuận

chiếm tỷ trọng không cao vì phần lớn sản phẩm của công ty có giá trị cao (ô tô, bạc metal) hơn nữa thị trường cung cấp ngày càng xa hơn, sản phẩm giành tiền dự trữ khá lớn để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trong cơ chế thị trường buộc công ty phải có các khoản đầu tư khác nằm ngoài kinh doanh (chi phí để có cơ hội làm ăn) mà nguồn vốn này không tạo ra lợi nhuận.

Như vậy có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng lên nhưng tốc độ phát triển của lợi nhuận vẫn chậm hơn tốc độ phát triển bình quân của vốn lưu động.

Phân tích sự biến đổi của tỷ suất lợi nhuận ròng: LNR2006 LNR2006 LNR2006 VLĐ2006 VLĐ2006 VLĐ2005 = x LNR2005 LNR2006 DT2005 VLĐ2005 VLĐ2005 VLĐ2005 Ta phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn lưu động bình quân

Thay số ta có:

0,0254 0,0254 0,029 = x

0,0276 0,029 0,0276 Số tuyệt đối: 0,92 = 0,87 x 1,05

Số tương đối: - 0,0022 = - 0,0036 + 0,0014 Nhận xét:

Qua phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn lưu động bình quân năm 2006 giảm 8% so với năm 2005, hay lợi nhuận ròng giảm 0,0022 đồng trên một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w