Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 42 - 44)

II Tài sản cố định và

4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động:

Qua những phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty ở trên, có thể thấy một số hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động nói riêng và nguồn tài chính nói chung. Hầu hết các tỷ số tài chính năm 2006 đều giảm so với năm 2005.

Mặc dù trong năm 2006, công ty đã quan tâm đến vấn đề huy động vốn từ các nguồn khác nhau ngoài vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung, tuy nhiên tỷ lệ huy động còn rất khiêm tốn, năm 2006 tỷ lệ này mới chỉ chiếm có 0,3% trong tỷ trọng tổng nguồn vốn của công ty. Con số này là rất nhỏ so với khả năng của công ty có thể huy động được, chính vì thế trong thời gian tới công ty cần chú ý mạnh hơn nữa vấn đề này.

Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả giai đoạn 2005 – 2006, bên cạnh đó hệ số nợ của công ty khá cao, năm 2005 là 58,75%, năm 2006 là 58,75%. Tài sản lưu động của công ty chủ yếu là hàng tồn kho, trong khi đó tài sản cố định lại giảm sút từ 61,3% năm 2005 xuống còn 58,64 năm 2005. Điều này chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty

bị mất cân đối, một mặt công ty bị các tổ chức khác chiếm dụng vốn, một mặt cho thấy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang bị giảm. Công ty cần phải đẩy mạnh công tác bán hàng và xúc tiến thương mại hơn nữa, đồng thời quản lý khoản phải thu khách hàng và khoản mua hàng chặt chẽ hơn.

Xét về tổng thể, năm 2006 công ty làm ăn vẫn có lãi, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã giảm sút so với năm 2005. Điều này thể hiện rất rõ ở tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn lưu động bình quân. Năm 2005 tỷ suất này là 0,0276 thì sang năm 2006 con số này là 0,0254. Có thể thấy khả năng sinh lãi của doanh nghiệp là tương đối thấp cho thấy chính sách về quản lý tài chính có nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu tài sản lưu động (dự trữ còn lớn và luân chuyển chậm) trên cơ sở xem xét sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt phải xem lại các khoản chi phí và giá bán. Chính sách tín dụng cần được thay đổi theo hướng nâng cao khả năng thanh toán hơn nữa. Hệ số nợ lớn, cơ cấu tài chính không tối ưu, sử dụng vốn lưu động không hiệu quả dẫn tới sự sụt giảm của các chỉ tiêu.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w