Hệ thống IPTV qua mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV:

Một phần của tài liệu công nghệ truyền hình iptv (Trang 119 - 121)

Hình 6.2 là mô hình hệ thống IPTV sử dụng để triển khai trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV.

Hình 7.3: Hệ thống IPTV qua mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV. Thành phần:

- Anten: nhận các kênh truyền hình địa phương trong nước. - Satellite: nhận các kênh truyền hình nước ngoài.

- Receiver and Encoder: nhận tín hiệu từ Anten và Satellite và encode bằng chuẩn H.264 và đưa vào Live Streaming Server.

- Live Streaming Server: có chức năng truyền các kênh truyền hình trong nước và quốc tế theo dạng broadcast với địa chỉ nhận là các địa chỉ nhóm multicast tương

ứng với mỗi kênh.

- Database Server: chứa dữ liệu các bộ phim, các chương trình đặc sắc và chọn lọc. - Encoder: Sử dụng chuẩn mã hóa H.264.

Công nghệ truyền hình IPTV

- VoD Streaming Server: có chức năng truyền các tài sản VoD theo dạng unicast

đến từng thuê bao có yêu cầu.

- Các router : Router 1, RP, Edge Router: có chức năng định tuyến

- Hệ thống EuroDOCSIS 1.1: CMTS, CM, IP Set-top-box. Thiết bị CMTS nhận tín hiệu IP từ mạng trục IPTV và điều chế tín hiệu IP thành tín hiệu RF để truyền trên cáp đồng trục của mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV, thiết bị CM nhận tín hiệu RF và chuyển đổi thành tín hiệu IP. Thiết bị giải mã tín hiệu IP Set-top- box có chức năng giải mã tín hiệu RF thành tín hiệu thích hợp với TV set.

- Thiết bị nhận: PC, TV set. 7.2.1. Dịch vụ IPTV:

IPTV sử dụng kỹ thuật truyền multicast để truyền một kênh đến nhiều người cùng quan tâm, truyền multicast sử dụng giao thức UDP.

Bộ Receiver and Encoder nhận tín hiệu từ Anten và Satellite và encode bằng chuẩn H.264 và đưa vào Live Streaming Server → Live Streaming Server truyền các kênh truyền hình trong nước và quốc tế theo dạng milticast với địa chỉ nhận là các địa chỉ

nhóm multicast tương ứng với mỗi kênh → Switch nhận luồng tín hiệu truyền ra từ Live Streaming Server và đưa đến Router → Router định tuyến các luồng tín hiệu này đến một router đặc biệt gọi là RP ( điểm tụ họp ) → RP tại đây các luồng tín hiệu từ Live Streaming Server được giữ lại mà không được truyền xuồng và chỉ truyền xuống khi có yêu cầu.

Giao thức IGMPv2 hoạt động giữa các host và router multicast, được sử dụng để

chuyển kênh.

Giao thức PIM-SM hoạt động giữa các router multicast, để router này tương tác với nhau để xây dựng cây multicast.

Công nghệ truyền hình IPTV

7.2.2. Dịch vụ IP-VoD:

VoD sử dụng kỹ thuật truyền unicast để tương tác với từng thuê bao, VoD sử dụng giao thức RTSP đểđiều khiển luồng video VoD.

Dữ liệu từ Database Server: chứa dữ liệu các bộ phim, các chương trình đặc sắc và chọn lọc qua bộ Encoder sử dụng chuẩn mã hóa H.264 và đưa vào VoD Streaming Server. Tại VoD Streaming Server các tài sản VoD này được cấu hình để truyền VoD.

7.2.3. IPTV qua mạng truyền hình cáp:

Với băng thông mạng trục là 1Gbps và băng thông của mạng truy cập với luồng Downstream: 38 Mbps, luồng Upstream: 10 Mbps., hiện tại mạng truyền hình cáp hữu tuyến SCTV có khả năng cung cấp khoảng 100 kênh truyền hình chuẩn SD cho khoảng 10.000 thuê bao cho cả dịch vụ IPTV và dịch vụ VoD ( ước tính số thuê bao sử dụng dịch vụ VoD là 5% so với dịch vụ IPTV). Hiện nay Công Ty Truyền Hình Cáp SCTV

đang tiếp tục nâng cấp mạng trục để có khả năng cung cấp được nhiều thuê bao và để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên vì lý do thiết bị sử dụng trên mạng cáp truyền hình tại Công Ty Truyền Hình Cáp SCTV nên chúng em thử nghiệm dịch vụ Live TV và dịch vụ VoD trên mạng LAN.

Một phần của tài liệu công nghệ truyền hình iptv (Trang 119 - 121)