Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng hoạt động CVTG của NHTM

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 30 - 37)

Các nhân tố chủ quan

Việc mở rộng hoạt động CVTG của NHTM trước hết phụ thuộc vào chính nội lực của các ngân hàng. Tự thân mỗi ngân hàng phải khẳng định năng lực của mình,

Tỷ trọng lợi nhuận CVTG trên tổng lợi nhuận

phải chủ động đưa ra chính sách, định hướng chiến lược và biện pháp trước khi trông chờ vào nhu cầu từ bên ngoài tác động.

Những nhân tố chủ quan tác động đến ngân hàng là những nhân tố thuộc về nội tại bên trong ngân hàng mà ngân hàng có thể khắc phục và điều chỉnh được.

 Chính sách của ngân hàng.

Không chỉ hoạt động CVTG mà bất kì hoạt động nào của ngân hàng cũng chịu sự chi phối trực tiếp từ những văn bản pháp quy, quy định, quy chế, quy trình của chính ngân hàng đó. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách tín dụng riêng bao gồm mức cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo... Một chính sách tín dụng hợp lý của ngân hàng với các phương thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt, mức lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng đó chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Việc thành công trong mở rộng hoạt động cho vay, cụ thể ở đây là hoạt động CVTG sẽ không gặp mấy khó khăn. Tuy nhiên một chính sách tín dụng quá lỏng lẻo và có lợi nhất cho khách hàng lại có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, hoặc dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng cứng nhắc, không chú ý đến nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế cho vay, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách vừa chặt chẽ, vừa khoa học, nhanh gọn và linh hoạt cho cả khách hàng và ngân hàng sẽ giúp ngân hàng vừa thu hút được khách hàng, vừa hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

 Định hướng chiến lược của ngân hàng

Để liên lục phát triển, mọi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một định hướng, chiến lược rõ ràng, vừa tổng hợp, vừa chi tiết đến từng hoạt động, trong đó có cả hoạt động tín dụng. Một ngân hàng có thể lựa chọn lối đi riêng cho mình, một số ngân hàng xác định đi theo hướng phát triển thành ngân hàng đại lý, một số ngân hàng khác lại lấy mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ. Hiện nay ở nước ta, các NHTM nhà nước cùng với ngân hàng ngoại thương vừa cổ phần hoá cuối 2007 đều có xu hướng phát triển thành ngân hàng đa năng. Khi đó, khách hàng chủ yếu và chiến lược của ngân hàng sẽ là các dự án lớn, trung và dài hạn là chủ yếu, các doanh

nghiệp lớn, các tập đoàn. Còn các NHTM cổ phần, điển hình như Sacombank, ACB, VPBank... đều đang hướng tới trở thành các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam sẽ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp trung lưu trong xã hội, cho vay tiêu dùng. Khi phương hướng chiến lược đã rõ ràng, xác định được khách hàng của mình, các sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng cũng phải tập trung thoả mãn nhu cầu của khách hàng mình. Khi đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thật sự đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu trước đây, hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng còn bị xem nhẹ, thì nay gần như mọi ngân hàng đều thi nhau mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm của hoạt động này. Các ngân hàng đã và đang xây dựng các chính sách, phương hướng chiến lược riêng cho hoạt động CVTG, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể, thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng về phía mình.

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là nhân tố tác động trực tiếp đến thu nhập từ cho vay của ngân hàng. Như vậy lãi suất cao có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng nhưng để mở rộng cho vay thì việc nâng cao lãi suất cho vay là kông hợp lý. Vì lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến dư nợ dư nợ cho vay thông qua tăng giảm giá trị món vay. Lãi suất cho vay là yếu tố quyết định đến lợi ích kinh tế của khách hàng, họ cần lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hoặc có lãi suất phù hợp với nhu cầu của họ.

Lãi suất là công cụ điều chỉnh có hiệu lực nhưng rất nhạy cảm, như “con dao 2 lưỡi”: Nếu muốn tăng dư nợ cho vay, ngân hàng hạ thấp lãi suất thì khách hàng sẽ vay nhiều hơn, nhưng lợi nhuận ngân hàng lại giảm xuống. Nếu ngược lại thì ngân hàng lại không thực hiện được mục tiêu mở rộng hoạt động CVTG, nhưng lại đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Bài toán đặt ra cho ngân hàng là phải tính toán được mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, vừa thực hiên mở rộng hoạt động CVTG.

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của mội hoạt động nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Để có khoản tín dụng tốt, thu hút được khối lượng khách hàng lớn thì ngân hàng phải chú trọng từ công tác tiếp xúc, thẩm định hồ sơ, giải ngân, giám sát khách hàng, thu nợ... Do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nhận thức và đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển và mở rộng hoạt động CVTG của ngân hàng. Thông thường, khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông qua cán bộ tín dụng đặc biệt là đối với các ngân hàng mới. Cán bộ tín dụng chính là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Vì thế một đội ngũ cán bộ tín dụng có tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình, thật lòng phục vụ khách hàng với thái độ niềm nở chân tình sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, khiến họ an tâm thoải mái khi quan hệ với ngân hàng. Nhờ vậy mà đôi khi, khách hàng có thể bỏ qua một số tiện ích của một ngân hàng khác để đến với ngân hàng có thái độ giao dịch tốt hơn, đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn của mỗi ngân hàng. Một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt thì không những sẽ là việc khoa học, đúng quy trình nghiệp vụ theo yêu cầu của ngân hàng mà đồng thời khi tiếp xúc nhiều với khách hàng, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá ban đầu về thái độ của khách hàng, khách hàng có đáng tin cậy không, có cho vay được hay không, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Một cán bộ tín dụng càng có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng thì thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo càng chính xác, đem lại lợi ich rất lớn cho ngân hàng trong việc phòng chống rủi ro.

Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng như tinh thần trách nhiệm trong công vịêc cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng. Bởi nếu thiếu những yếu tố này, thì một nhân viên càng giỏi bao nhiêu càng nguy hiểm cho ngân hàng bấy nhiêu. Khi đó, vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro rất lớn, không thể lường trước được.

Nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì khách hàng tin tưởng ngân hàng hơn, uý tín ngân hàng được nâng cao hơn. Khi ngân hàng có vốn tự có lớn thì mới được phép huy động vốn nhiều, mới có khả năng mở rộng quy mô cho vay, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên và công nghệ thông tin... Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển được hoạt động của mình từ đó hoạt động CVTG cũng mở rộng và phát triển theo.

 Các yếu tố khác

Mọi ngân hàng đều phải nắm rõ các thông tin về thị trường, về khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của mình, nhất là hoạt động tín dụng. Thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nếu khách hàng có thông tin tốt, chắc chắn ngân hàng sẽ an toàn hơn, việc ra quyết định cũng nhanh chống hơn, việc quản lý khách hàng cũng dễ dàng hơn. Hiện nay, ngân hàng không chỉ quan tâm đến thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng có thể căn cứ vào thông tin từ các đối tác của khách hàng và từ trung tâm thông tin khách hàng CIC của NHNN.

Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng có tín chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng có công nghệ cao sẽ xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, quản lý được hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG của các chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống nói riêng, quản lý được chặt chẽ và tiết kiệm được chi phí, đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh.

Bên cạnh công nghệ thì mạng lưới chi nhánh hoạt động cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng, bởi trong môi trường cạnh canh khốc liệt và cuộc sống tiện ích, yếu tố nhanh chóng và tiện lợi được đặt lên gần như hàng đầu.

Các nhân tố khách quan

Khách hàng vay vốn có vai trò quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng CVTG của NHTM. Khách hàng cần phải có năng lực tài chính lành mạnh, nguồn thu nhập đủ lớn và ổn định mới có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng mở rộng của NHTM. Ở Việt Nam, dân cư miền Bắc luôn có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư miền Nam.

Đạo đức của người đi vay cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến mở rộng hoạt động CVTG của các ngân hàng. Nó được đánh giá trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có thưc hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hay không ngay cả trước, trong và sau khi cho vay. Mức dộ tính nhiệm chính là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng. Một ngân hàng không thể có đầy đủ những thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình. Do đó không thể giám sát lường trước được mọi hoạt động của khách hàng, nếu khách hàng có khả năng và ý chí trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro có thể dẫn tới tổn thất.

TSĐB của khách hàng cũng là yếu tố thuộc vê khách hàng có ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. Nếu khách hàng ngoài đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ món vay mà còn có thêm những TSĐB khác thì độ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng lớn hơn.

 Những nhân tố thuộc về môi truờng

Những nhân tố thuộc về môi trường cũng tác động rất lớn đến khả năng mở rộng hoạt động CVTG của ngân hàng như các quy định của nhà nước, tình hình phát triển kinh tế, thị trường, cũng như sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nơi ngân hàng đang hoạt động CVTG.

• Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động nói chung và hoạt động CVTG của ngân hàng nói riêng đều phải chịu sự chi phối có tính chất quyết định bởi các văn bản quy định của nhà nước. Một môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại một môi trường chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp luật, sự rườm rà, phức tạp của các thủ tục giấy tờ hành chính có liên quan sẽ khiến cho các khách hàng gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng.

Những thay đổi trong chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của chính phủ và NHNN qua các thời kì sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động CVTG. Xây dựng một chính sách nhất quán, lành mạnh, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các NHTM

• Môi trường kinh tế vi mô

Môi trường kinh tế tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế như tỉ lệ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, giá cả hàng hoá, đặc biệt là sự biến động ảo của giá bất động sản, biến động của thị trường chứng khoán đã gây không ít khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng.

Môi trường kinh tế phát triển ổn định làm cho ngưòi dân có thu nhập ngày càng cao, đời sống nâng cao, nhu cầu hưởng thụ tăng lên, kích thích người tiêu dùng mua sắm hàng hoá sản phẩm, tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện hoạt động CVTG của mình.

• Môi trường cạnh tranh

Hoạt động CVTG đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều các tổ chức trung gian tài chính, các công ty bảo hiểm... Khách hàng là người được lựa chọn làm việc với tổ chức nào phù hợp, đem lại lợi ích cao nhất đối với họ. Do đó sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này là rất lớn. Để thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, buộc ngân hàng phải tăng cuờng mở rộng chi nhánh, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, không ngừng quảng cáo tiếp thị khuếch trương hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Đồng thời phải đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu các thủ tục rườm rà không cần thiết trong giới hạn an toàn của ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp cận vốn CVTG của ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Môi trường văn hoá xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mở rộng hoạt động CVTG cua NHTM. Mỗi vùng, mỗi địa phương có một phong tục tập quán riêng, có lối sống và các thói quen sinh hoạt riêng đã làm ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. Do đó việc mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ cũng phải phù hợp với từng nơi đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w