Hạn chế.
Về mặt cơ cấu, doanh số CVTG trả góp mua nhà và mua ô tô là chủ yếu, còn
doanh số CVTG các sản phẩm khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chưa đến 10% tổng doanh số CVTG.
Tình hình cũng diễn ra tương tự với dư nợ CVTG, tỷ trọng dư nợ CVTG trả góp mua nhà và ô tô chiếm hơn 90% tổng dư nợ CVTG.
Thậm chí, với hai sản phẩm chiếm phần lớn tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG ngày thì tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua nhà cũng lớn hơn nhiều, thường gấp đôi tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua ô tô. Như vậy có sự chênh lệch trong cơ cấu doanh số và cơ cấu dư nợ CVTG nếu chia cơ cấu dư nợ CVTG theo laọi hình sản phẩm.
Cơ cấu về mặt thời gian cũng chưa hợp lý: doanh số và dư nợ CVTG trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn, tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn trong cơ cấu. Tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua nhà và mua ô tô trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng này trong ngắn hạn.
Doanh số CVTG cũng như dư nợ cho vay trả góp vẫn còn nhỏ, chưa đủ để khẳng định VPBank có thể trở thành ngân hàng lớn phục vụ cho hoạt động CVTG.
Về chất lượng CVTG, mặc dù nợ quá hạn CVTG chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng dư nợ CVTG, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn CVTG vẫn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn nói chung của hoạt động cho vay. Mặt khác, dù tỷ lệ nợ quá hạn CVTG ngày càng giảm, song về tuyệt đối, số dư nợ quá hạn CVTG lại ngày càng tăng lên.
Nguyên nhân khách quan • Về phía khách hàng
Mặc dù thu nhập của người dân đã tăng lên rõ rệt, nhưng nhìn lại thì mức thu nhập ấy vẫn ở mức trung bình, thậm chí là thấp trong điều kiện sống hiện nay. Với những khoản cho vay trả góp có giá trị lớn như mua nhà hay mua ô tô, thì gánh nặng trả nợ là rất lớn đối với những người có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động CVTG của ngân hàng. Nước ta hiện nay có hơn 85 triệu dân nhưng chỉ có hơn khoảng trên dưới 10% dân cư là sử dụng dịch vụ tài chính từ ngân hàng. Tâm lý ngại trở thành con nợ ngân hàng cũng phần nào hạn chế sự tiếp xúc với các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong đó có sản phẩm CVTG.
Một lý do nữa cản trở khách hàng đến với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là họ khó chứng minh được thu nhập và khả năng tài trợ của mình bởi thu nhập chủ yếu của họ là thu nhập “ngoài luồng”, tức là không xuất phát từ đồng lương. Một khách hàng hoàn toàn có đủ năng lực tài chính để trả nợ cho ngân hàng nhưng lại không thể chứng minh cho ngân hàng thấy thì họ cũng không thể đến với khoản CVTG của ngân hàng.
• Đối thủ cạnh tranh
Không chỉ những ngân hàng cổ phần Việt Nam lâu nay mặn mà với dịch vụ tín dụng và cho vay tiêu dùng cá nhân như ACB, DAB, Eximbank... mà các nhà băng ngoại quốc tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SC... hay các công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng. Từ con số cho vay 20 triệu không cần thế chấp nay đã lên đến 200, thậm chí ACB còn cho vay đến 250 triệu đồng/người. Mức lương tối thiểu để xét cho vay cũng hạ xuống còn 2 triệu đồng/tháng cùng những điều kiện thuận tiện, thời gian xét duyệt chỉ 3 - 4 ngày.
Nhiều ngân hàng đã lập ra một phòng, ban riêng để lo dịch vụ này và chào mời tới từng khách hàng. PRUFC hoạt động chưa đầy nửa tháng nhưng các nhân viên cũng đã gọi điện tới từng khách hàng từng mua bảo hiểm của hãng này để mời vay vốn. Không ít ngân hàng còn cử nhân viên đến tận nhà để làm thủ tục cho khách và có hẳn những chính sách ưu đãi cho khách đã từng sử dụng dịch vụ của mình như ACB, HSBC, PRUFC... Giờ đây thì mua nhà, tậu xe hơi, đi du lịch, du học, chữa
bệnh, cưới xin, mua hàng trả góp... đều được các ngân hàng cho vay dùng trước trả sau. Không chỉ những doanh nhân nhỏ, tiểu thương, nhân viên công ty nước ngoài... mà hầu như bất cứ đối tượng nào có hợp đồng làm việc từ 1 năm trở lên với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng đều lọt vào tầm ngắm của các ngân hàng.
Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc ACB cho biết, dịch vụ bán lẻ, cho vay tiêu dùng cá nhân đang được các ngân hàng cổ phần, nước ngoài lẫn quốc doanh và tổ chức tài chính xem là một trong ít ưu tiên hàng đầu hiện nay. Giám đốc tín dụng một ngân hàng cổ phần thừa nhận: “Do sợ mất thị phần, nhiều ngân hàng đang ra sức khuyến mãi để thu hút khách hàng. Nhiều khách hàng biết được điều này còn trả giá lãi suất đâu thấp hơn, vay nhiều hơn, trả nợ dài hơn để vay”.
• Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Cơ sở pháp lý cho hoạt động CVTG tại các NHTM hiện nay chủ yếu dựa vào những quy định của quyết định 1627 ban hành ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng với các khách hàng và các quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Tuy nhiên, do quy định chung trong hoạt động cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng nên đã hạn chế rất nhiều trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trong khi đó hoạt động CVTG lại rất cần những quy định cụ thể và rõ ràng nhưng cũng thật chặt chẽ và đồng bộ hơn
Việc quản lý nhân thân của chính quyền địa phương đạt hiệu quả chưa cao, khó quản lý được dân nhập cư, nhất là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu ngân hàng cho vay vốn thì khâu thu hồi nợ và kiểm soát vốn vay sẽ gặp khó khăn.
• Môi trường kinh tế xã hội chưa thật sự ổn định
Ai cũng biết rằng những năm vừa qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ rât cao. Năm 2006 có tốc độ tăng trưởng 8,17%, năm 2007 là 8,5 %, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Nhưng nhìn lại, ta lại có tỷ lệ lạm phát rất cao do sự biến động của nền kinh tế thế giới như giá vàng, giá dầu tăng
lên tục. Do đó mà làm cho thu nhập thực tế của người dân và các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế giả đi rất nhiều.
Nguyên nhân chủ quan
• Nguồn nhân lực của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
VPBank đang sở hữu một lực lượng nhân viên năng động và rất nhiệt tình, nhưng chính dội ngũ nhân viên này cũng có rất nhiều hạn chế. Đầu tiên phải kể đến việc trong số các cán bộ nhân viên tín dụng của VPBank, thì phần đông là các cán bộ vừa mới tuyển dụng, ngân hàng sẽ phải mất rất nhiều thời gian trong việc đào tạo lại đội ngũ này.
Số lượng nhân viên trẻ tuổi ở VPBank chiếm khoảng 70%. Nhưng một cán bộ tín dụng thì cần phải có kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Do đó nhiều nhân viên tín dụng đôi lúc chưa biết cách cư xử mềm mỏng và linh hoạt với những khách hàng khó tính. Ngay cả trong phân tích tài chính và đánh giá khách hàng, những người có kinh nghiệm bao giờ cũng đánh giá chính xác hơn, có thể tránh được rủi ro không cần thiết cho ngân hàng.
Một thực tế nữa ở VPBank là các chi nhánh cấp 2 vẫn chưa có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, chất lượng tín dụng sẽ giảm đi ít nhiều khi một cán bộ tín dụng phải một lúc làm cả hai công việc.
• Phạm vi cho vay còn bị bó hẹp
Ví dụ như cho vay mua ô tô và cho mua - xây dựng sửa chữa nhà thì chỉ cho vay đối với những cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi có trụ sở của VPBank, điều này đã hạn chế rất nhiều số lượng khách hàng đến với khách hàng. Chỉ nói riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số lượng dân nhập cư là rất lớn nhưng lại chưa có hộ khẩu ở đó, nếu căn cứ vào phạm vi cho vay này, thì dân nhập cư không có hộ khẩu tại 2 thành phố này sẽ không được vay trả góp tại nơi mà học đang sinh sống.
• Sản phẩm CVTG chưa đa dạng và chưa có đặc điểm nổi bật
Có thể khẳng định rằng sản phẩm CVTG của VPBank còn quá nghèo nàn. Cho đến nay, VPBank cũng mới chỉ mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm truyền thống như CVTG mua ô tô, mua – xây dựng sửa chữa nhà, cho vay hỗ trợ du học, tiêu dùng khác. Nhưng trong đó, hầu như khách hàng chỉ biết đến VPBank với 2 sảmn phẩm đầu tiên.
Trong khi đó, các NHTM khác đều đã có gần như đầy đủ những sản phẩm mà Vpbank hiện có, hợn nữa, sản phẩm của họ lại rất đa dạng và phong phú. Điển hình như ACB: Sản phẩm CVTG tiêu dùng của họ bao gồm cả mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, xe, thanh toán học phí, du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi… nói chung là hầu như tất cả các nhu cầu phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt đều được hỗ trợ CVTG từ phía ngân hàng. Các ngân hàng khác cũng đã tiến hành CVTG sản xuất kinh doanh, tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Đó cũng là điều mà VPBank chưa làm được.
Sản phẩm CVTG của VPBank cũng còn quá chung chung và chưa có đặc điểm gì nổi bật so với các ngân hàng khác. Ngay cả những ngân hàng theo đuổi mục tiêu là trở thành ngân hàng đa năng hay còn gọi là ngân hàng đại lý như VCB hay BIDV cũng đã có những sản phẩm giống như VPBank. Một số NHTM cổ phần khác đã tung ra các sản phẩm rất riêng và đặc trưng như Techcombank với sản phẩm “ gia đình trẻ cùng bạn tạo dựng cuộc sống tiện nghi”.
• Hoạt động marketing vẫn chưa mang lại hiệu quả
Không thể phủ nhận rằng thời gian qua, VPBank đã đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng biểu tượng, quảng cáo để huy động vốn. Song riêng sản phẩm tín dụng thì hoạt động marketing vẫn chưa được đề cao, nhất là sản phẩm CVTG . Hầu như các các bộ tín dụng phải vừa thực hiện công việc cho vay vừa thực hiện công tác tiếp thị quảng cáo, hoặc là khách hàng truyền thống của ngân hàng giới thiệu cho bạn bè mình.
Hiện tại VPBank tuy đã có bộ phận marketing và phát triển sản phẩm mới nhưng lại chưa có phòng marketing riêng biệt mà vẫn thuộc phòng tổng hợp và quản lý chi
nhánh tại hội sở. Với nhiệm vụ tìm kiếm các cộng tác viên và phát triển sản phẩm mới, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo vẫn được tiến hành thường xuyên song tỏ ra chưa có hiệu quả cao.
• Quy chế cho vay vẫn còn cứng nhắc
Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo VPBank vẫn luôn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định, quy định, quy chế điều chỉnh hoạt của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo VPBank đang quyết tâm làm sạch nền tài chính của VPBank theo xu thế lành mạnh về mọi mặt. Tuy nhiên với những quy định và quy trình tín dụng chặt chẽ đó lại quá khắt khe, cản trở khách hàng đến với ngân hàng.
Từ thực trạng của hoạt động CVTG tại VPBank trong những năm vừa qua, trong chuyên đề này, tôi xin mạnh dạn đóng góp một số giải pháp, nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động CVTG tại VPBank trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TRẢ GÓP TẠI VPBANK