CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TẠI ĐÀI PT – TH THÁI BÌNH.
2.3. Phòng dựng nhạc
a. Chức năng và nhiệm vụ:
Biên tập, thu dựng các chương trình ca nhạc thu vào băng DAT, bao gồm ca khúc Việt Nam. Nhạc nhẹ các nước, dân ca nhạc cổ truyền Việt Nam. Nhạc không lời Việt Nam , nhạc giao hưởng thính phòng, bình giải âm nhạc, âm nhạc chủ nhật, nhạc thiếu nhi…
Đặc điểm:
Dây truyền sản xuất của phòng dựng nhạc được đấu nối độc lập, không kết nối tín hiệu đến phòng truyền dẫn- tổng khống chế như phòng truyền dẫn- tổng khống chế như phòng bá âm và phát thẳng.
Dây truyền chỉ có chức năng biên tập, dựng các chương trình từ các thiết bị đọc tín hiệu nên không được trang bị phòng studio PTV đọc lời
b. Chức năng và nhiệm vụ thiết kế.
- Bàn Mixer hòa âm: sử dụng bàn trộn kỹ thuật số thế hệ mới có moder R96 (24 đường)
- Các thiết bị làm nhiệm vụ đọc tư liệu đầu vào đưa tín hiệu đến bàn mixer + 02 đầu ghi/ đọc băng sốDAT (SOny PCM 28000)
Đầu ghi/ đọc băng Casset (Tascam 122 MKII) + Đầu ghi/ đọc đĩa Mini (TASCAM 122 MKIII) + Đầu ghi/đọc đĩa CD (Sony CDP - 2700) + Thiết bị ghi / đọc băng cối (STM- 200b)
- Thiết bị ghi (Sony PCM-7040): Làm nhiệm vụ ghi các chương trình sản xuất vào băng DAT
- Bàn điều khiển dựng (Sony RM-D7300): Điều khiển đầu ghi Sony PCM-7040
để thuận tiện cho KTV trong quá trình dựng chương trình
- Thiết bị kiểm tra pha LEADER: dùng để kiểm tra pha của tín hiệu âm thanh sau khi thu dựng và ghi trên băng DAT
( được nối với kênh monitor của thiết bị ghi Sony PCM 7040)
- Hệ thống ghe kiểm tra
+ Loa Alesis: nghe kiểm tra tín hiệu sau ghi
+ Loa AN 100: Nghe kiểm tra trước tín hiệu đầu vào để lấy đầu tư liệu + Tai nghe.
- Các thiết bị khác
+ Thiết bị phân phối cấp nguồn cho các thiết bị + Bộ lưu điện oline POWERWARE 9100 60000VA + Điều hòa nhiệt độ , máy hút ẩm
+ Hệ thống intercom liên lạc nội bộ các phòng kỹ thuật phát thanh + Điện thoại nội bộ của đài