Phòng Bá Âm

Một phần của tài liệu tìm hiểu về phần mềm sản xuất chương trình phát thanh fast edit. (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TẠI ĐÀI PT – TH THÁI BÌNH.

2.1 Phòng Bá Âm

a. Chức năng và nhiệm vụ:

- Sản xuất các chương trình chuyên đề, chuyên mục - Dựng chương trình ca khúc Việt Nam theo yêu cầu - Thu thơ, thu kích…

- Sản xuất chương trình "Hành trình cùng bạn" vào các sáng thứ 7

b. Chức năng nhiệm vụ của các thiết bị:

- Bàn trộn số RM1D: nhận tín hiệu từ các máy đọc khác, sau khi đã được kỹ thuật viên xử lý điều chỉnh mức tín hiệu ở mức chuẩn để nghi thu vào băng DAT hoặc vào hệ thống

mạng biên tập âm thanh DALET. hình B2.1. Bàn trộn số RM 1D

- Thiết bị nghi Sony PCM-7030: Nhận tín hiệu đã được biên tập về nội dung và

âm lượng từ bàn trộn thực hiện nghi cacf chương trình vàm băng DAT.

- Thiết bị đọc Sony PCM- 7050: Đọc tín hiệu các nội dung từ băng DAT đưa ra vào bàn trộn để biên tập, điều chỉnh sau đó để đưa về DAT hoặc máy tính trạm DALET để nghi lại toàn bộ chương trình.

- Bàn điều khiển dựng Sony D7300: Thiết bị này kết nối với 2 đầu nghi đọc Băng DAT PCM 7030 và PCM 7050 thông qua cổng giao tiếp điều khiển nối tiếp RS232. Nó thực hiện chức năng điều khiển tập trung 2 thiết bị trên để thuận tiện cho kỹ thuật viên khai thác khi vận hành thiết bị.

Hình B 2.2. Thiết bị điều khiển dựng sony RM-D7300

- Tương tự ta có các thiết bị chuyên dụng như:

TASCAM-122MK,TASCAM MD-801R,Sony CDP-D500,STM-200b, Manzant PMD 560:dùng để đọc các tín hiệu trên băng cassette, mimdisc,CD, trên băng cối, và thẻ nhớ CF.

- Máy trạm DALET: Dây chuyền sản xuất phòng bá âm thanh được lắp đặt 02 máy trạm có các tính năng như nhau..

Đọc (play) các tư liệu âm thanh trên máy chủ đưa tới bàn trộn để hòa âm sản xuất chương trình.

Thu (record) và biên tập, sau đó lưu các chương trình vào máy chủ mạng biên tập âm thanh DALET.

- Loa Genelect (trong studio): Có chức năng cho phát thanh viên nghe để kiểm tra, giám sát quá trình thu dựng, biết các điểm vào, điểm ra và các điểm nối câu.

Tương tự có Tai nghe (trong studio): Có chức năng cho phát thanh viên nghe kiểm tra và theo dõi diễn biến quá trình đang thu dựng tin bài.

- Loa Genelect (ngoài phòng máy): Có chức năng cho kỹ thuật viên nghe để kiểm tra tín hiệu và giám sát quá trình thu dựng sản xuất các chương trình.

- Micro điện động: Thu lời đọc của phát thanh viên, dẫn chương trình và khách mời …, chuyển tới bàn trộn để hòa âm, sản xuất chương trình.

- Pathbay: Là bộ nối tập trung các đường dây tín hiệu từ các thiết bị trong các dây chuyền sản xuất và trong toàn bộ hệ thống tại phòng kỹ thuật phatf than. Kỹ thuật viên kết nối các đầu ra cua thiết bị này với đầu vào các thiết bị khác, tạo sự linh động trong quá trình kết nối may, dễ dàng sử dụng và phù hợp với sự việc tình huống.

- Máy tính Incipit: máy tính trong mạng nội bộ của toàn Đài bao gồm các thông tin, văn bản, tin.Phát thanh viên theo dõi đọc tin bài trực tiếp trên màn hình máy tính, kỹ thuật viên phóng viên theo dõi, giám thính nội dung sản xuất chương trình.

- Lexicon MPX1: bộ tạo các hiệu ứng âm thanh, sử dụng khi thu thơ, kịch. - Bộ lưu điện (UPS): Đảm bảo duy trì nguồn điện liên tục khi bị mất điện lưới đột ngột không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bảo vệ các thiết bị cũng như các tư liệu trên máy tính.

- Điện thoại (intercom): Là hệ thống điện thoại liên lạc nội bộ giữa các kỹ thuật viên khi phối hợp công việc trong các dây chuyền.

- Điều hòa và Máy hút ẩm đảm bảo nhiệt độ và môi trường làm việc tối ưu cho các thiết bi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về phần mềm sản xuất chương trình phát thanh fast edit. (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w