II. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
3. Kiến nghị
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHCT Việt Nam là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của CN NHCT Đống Đa. Do đó, NHCT Việt Nam cần thường xuyên hoàn thiện những văn bản hướng dẫn bảo lãnh sao cho phù hợp với thực tế, phù hợp với các quy định chung của Nhà nước và với đặc điểm kinh doanh của từng chi nhánh trực thuộc. Cụ thể, NHCT Việt Nam cần đổi mới quyển sổ tay tín dụng để phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của các CN, hoàn thiện quy trình tín dụng nói chung và quy trình bảo lãnh nói riêng.
Trên cơ sở đó thì NHCT Việt Nam cần xóa bỏ những tư tưởng bao cấp vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ, hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước để đổi mới cơ chế hoạt động, đem lại sự năng động cho toàn hệ thống. Để đạt được điều này thì có thể sẽ dễ dàng thực hiện được thông qua việc cổ phần hóa ngân hàng.
Việc cần thiết hiện nay là ngân hàng đã tiến hành cổ phần hóa, điều này sẽ tạo ra một môi trường hoạt động cạnh tranh, năng động, công bằng hơn cho các Chi nhánh trong đó có Chi nhánh NHCT Đống Đa. Vì vậy đã có được lợi thế này thì Chi nhánh cần phải có phương hướng tạo bước đi riêng cho mình, tạo ưu thế riêng của mình với khách hàng.
Ngoài ra bên cạnh đó thì NHCT Việt Nam nên tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa em đã học tập và tiếp xúc với hoạt động của Chi nhánh. Em nhận thấy dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay đang trong quá trình trở thành một dịch vụ ngân hàng phát triển, đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Qua tìm hiểu nghiên cứu, nhận thức được những tiềm năng của dịch vụ bảo lãnh của mình, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã luôn cố gắng tìm tòi, phát hiện cách nâng cao tính cạnh tranh của mình trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh để nhanh chóng khẳng định được vị thế và chiếm lĩnh thị trường này.
Mặc dù hiện nay thì Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn mà có thể là chưa tìm ra được phương hướng cũng như các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng bảo lãnh của mình.
Vì vậy, em xin trình bàyem xin trình bày một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh của chi nhánh NHCT Đống Đa thông qua chuyên đề mà em tìm hiểu, nghiên cứu căn cứ vào những lý luận chung về chất lượng bảo lãnh và thực trạng chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa.
Do còn nhiều hạn chế về mặt nhận thức, đồng thời thời gian nghiên cứu cũng chưa lâu nên chuyên đề của em không tránh khỏi có những khiếm khuyết, sai sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội
2. Quản trị Ngân hàng thương mại – PGS. TS Nguyễn Thị Mùi Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội
3.Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – PGS. TS Nguyễn Văn Tề Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội – 2003
4. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội – 2004
5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam Hà Nội – 2004
6. Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh của NHCT Việt Nam
7. Quyết định số 400/2004/QĐ – NHNN quy định về việc xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và nhân dân
8. Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
9. Về thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước – Lê Hồng Tâm Tạp chí ngân hàng – Số chuyên đề, tháng 6/2003
10. Các hình thức và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng- Lê Hồng Tâm Tạp chí Tài chính – Số 4 tháng 7+8/2003