Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 50 - 52)

II. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

1.Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới

Đa trong thời gian tới

1.1. Định hướng chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Năm 2006 là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện gia nhập WTO của nước ta. Từ đây, đất nước ta đã có những bước thay đổi một cách nhanh chóng cả về kinh tế, xã hội và văn hóa. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế ngày càng phát triển và đi liền với nó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó ngân hàng tài chính là lĩnh vực sẽ gặp phải sự cạnh tranh lớn nhất. CN NHCT Đống Đa nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng chung này.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với xu hướng phát trển chung của toàn cầu. Nhu cầu đòi hỏi được bảo lãnh của các tổ chức,

phải không ngừng nâng cao các loại dich vụ, chất lượng bảo lãnh và tăng tính linh động trong giải quyết các thủ tục liên quan đến yêu cầu cho khách hàng.

Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới, định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam trong những năm tới là đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy, không ngừng nâng cao chất lương, hiên đại hóa trong hệ thống và đặc biệt không ngừng phát triển tiềm lực tài chính của ngân hàng.

Sở dĩ như vậy thì đi theo đó là phải có những mục tiêu hoạt động cụ thể của CN NHCT Đống Đa trong năm tới là:

- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5% trên tổng dư nợ.

- Chi nhánh thực hiện chỉ tiêu tăng dư nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh lên, chú ý tập trung dư nợ trung và dài hạn. Mặt khác phải mở rộng đối tượng khách hàng hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nâng cao số lượng của tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng mà chủ yếu đặc biệt là các nguồn vốn chi phí thấp như tiền gửi thanh toán.

- Chất lượng tín dụng cần phải được nâng cao đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng, số lượng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, phát triển các dịch vụ mới, hiện đại đem lại nhiều tiện ích và sự thuận lợi cho khách hàng.

- Bộ máy tổ chức của chi nhánh cần theo hướng đó là sự gọn nhẹ, giảm biên chế đồng thời tuyển chọn những nhân viên năng động, trẻ, có năng lực thay thế.

1.2. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Chi nhánh ngân hàng Đống Đa là một trong những chi nhánh chủ lực của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Định hướng phát triển của toàn hệ thống cũng chính là định hướng phát triển chung cho chi nhánh, trong đó định hướng phát triển về dịch vụ bảo lãnh cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trong toàn bộ hệ thống mục tiêu của Chi nhánh thì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng bảo lãnh nói riêng đã được chi nhánh cụ thể hóa như sau:

- Tiến tới xây dựng một cơ cấu bảo lãnh hợp lý và an toàn, mà trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn. Khi làm được điều này thì khi đó đồng thời chính sách ký quỹ của chi nhánh sẽ thực sự là phù hợp hơn.

- Trong công tác tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng thì chi nhánh cần đẩy mạnh tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phân loại chọn lọc để tìm được các khách hàng tốt cho chi nhánh. Đặc biệt đối tượng khách hàng là các thành phần kinh tế tư nhân, mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh vì mục tiêu không ngừng tăng trưởng doanh số bảo lãnh lành mạnh để đem lại thu nhập cao cho ngân hàng.

- Xây dựng được quy trình bảo lãnh khoa học vừa đáp ứng được yêu cầu về thời gian vừa đáp ứng được nguyên tắc “sàng lọc và hiệu quả” trong hoạt động của ngân hàng.

- Lựa chọn, đào tạo, tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực có trách nhiệm với công việc, phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện dịch vụ bảo lãnh về chất cũng như về lượng, không những giỏi chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức tốt.

- Ngoài dịch vụ bảo lãnh cần phải biết phối hợp hiệu quả nhịp nhàng giữa dịch vụ bảo lãnh với các dịch vụ khác để đem lại độ thỏa dụng tối ưu cho khách hàng của CN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 50 - 52)