Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn (Trang 63 - 68)

nghiệp xuất khẩu nông sản

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào môi trường pháp lý. Vì vậy, để khuyến khích cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, nhà nước nên:

- Cải cách và hiện đại hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu vì hàng nông sản mang tính chất thời vụ, kéo dài thời gian thông quan sẽ làm cho chất lượng của hàng nông sản có nguy cơ giảm sút.

- Mở cửa thị trường kinh doanh, khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động giao lưu văn hóa

- Ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nước đối tác

- Nhanh chóng hoàn thiện chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường, mở rộng các hình thức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh

- Điều chỉnh tỷ giá phù hợp đồng thời đưa ra chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để hạn chế rủi ro khi kinh doanh xuất khẩu

- Xây dựng chương trình dự báo và các dự án đẩy mạnh xuất khẩu theo hàng

KẾT LUẬN

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu cho sự nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế để bắt kịp xu hưóng phát triển của thời đại. Cũng chính sự kiến này đã tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức không nhỏ đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước muồn tồn tại và phát triển thì phải nỗ lực không ngừng. Trong đó, phát triển và nâng cao hơn nữa hoạt động xuất khẩu là mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển đất nước Việt Nam theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa.

Việt Nam là một quốc gia được biết đến với lợi thế rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương Mại, có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản từ nhiều năm nay đã tạo lập cho mình một vị trí tương đối vững vàng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Khi thị trường trên thế giới liên tục xảy ra những biến động không nhỏ và đặc biệt là những ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, công ty cổ phần Tập đoàn Thái Sơn phải đối mặt với những khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh vốn là thế mạnh của mình. Việc đưa ra những giải pháp để giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn này đang trở thành một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhận thức được vấn đề đó, cùng với sự quan tâm và lòng mong muốn được đóng góp ý kiến vào sự nghiệp phát triển chung của công ty, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty.

Do thời gian nghiên cứu, trình độ cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu của em thêm hoàn chỉnh hơn.

Em hy vọng với những giải pháp đã đề xuất ở trên có thể góp một phần nào đó giúp Công ty cổ phần Thái Sơn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty nếu được áp dụng vào thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007, 2008 của công ty Cổ phần

Tập Đoàn Thái Sơn

1.Đặng Đình Đào; Hoàng Đức Thân – Giáo trình Kinh tế thương mại –

Nhà xuất bản Thống Kê – Năm 2003

2.Đặng Xuân Xuyến ; Thị trường và doanh nghiệp- NXB Thống kế, năm 1995

3. Đỗ Đức Bình, (chủ biên), Nguyễn Thường Lạng (2001), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Đỗ Đức Bình (chủ biên), Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5.Nguyễn Duy Bột – Giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu – Nhà xuất bản Thống Kê – Năm 2003

6.Nguyễn Cao Văn ;Marketing Quốc Tế- NXB Giáo dục ,năm 1997 7.Nguyễn Thị Hường ;Kinh doanh quốc tế -NXB giáo dục ,năm 2002 8.Mai Văn Bưu ,NXB Khoa học và kỹ thuật ,năm 2000

9.Nguyễn Duy Bột; T.S Nguyễn Quỳnh Chi; T.S Trần Hoè – Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế - Nhà xuất bản Thống Kê – Năm 1997 10.Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

11. Trần Minh Đạo và Vũ Trí Dũng “ Marketing quốc tế”:, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2007

12. Lê Văn Tâm- Ngô Kim Thanh “Quản trị doanh nghiệp”:, NXB Lao động – Xã hội, 2004.

13. Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007, 2008 của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn

14. Các trang web: - www.vnn.vn - www.vnexpress.net - www.hatrade.com - www.tintucvietnam.vn. - www.vietnameconomy.com.vn. DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w