III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công
4. Về biện pháp quản lý
•Phân loại dự án
Hiện nay qui trình thiết kế áp dụng chung cho tất cả các dự án, nhưng như vậy sẽ dồn quá nhiều trách nhiệm cho những người thẩm định và tổng giám đốc công ty cũng như giám đốc xí nghiệp. Vì vậy nên chia các kỹ sư thiết kế ra làm các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một mảng thiết kế riêng:
-Thiết kế công trình hồ chứa nước -Thiết kế công trình cống lấy nước -Thiết kế công trình tram bơm -Thiết kế công trình thuỷ điện
Mỗi nhóm có một nhóm trưởng chịu trách nhiệm như chủ nhiệm đề án các công trình mà nhóm mình thiết kế. Như vậy sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá cho đội ngũ kỹ sư.
Để chia nhỏ trách nhiệm và quyền hạn thìở đây, tổng giám đốc( hoặc giám đốc xí nghiệp) không phải có trách nhiệm phê duyệt tất cả các dự án, mà tuỳ theo qui mô dự án đó, dựa theo khối lượng công việc mà bên A giao cho công ty.
-Dự án có chi phí < 10 tỷ VNĐ thì do giám đốc trung tâm tư vấn và thiết kế phê duyệt
-Dự án có chi phí < 20 tỷ VNĐ thì do phó tổng giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm phê duyệt
-Dự án có chi phí > 20 tỷ VNĐ thì do tổng giám đốc phê duyệt. •Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
Như đã phân tích ở trên, công ty còn có rất nhiều tồn tại trong công tác quản lý chất lượng. Để khắc phục những tình trạng đó công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
-Tổng giám đốc cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý chất lượng của công ty bằng cách định kỳ đánh giá lại tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản lý thông qua việc xem xét hệ thống tài liệu có phù hợp không, việc duy trì hồ sơ chất lượng và huỷ bỏ những tài liệu đã lỗi thời.
-Công ty cần có những cán bộ phụ trách về ISO chứ không phải là cán bộ kiêm nghiệm như bây giờ. Nhiệm vụ của những cán bộ này là : đề ra những biện pháp nhằm duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng trong công ty, hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức về chất lượng trong công ty, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các phòng ban...
-Đôn đốc, nhắc nhở các phòng ban thực hiện nghiêm túc các qui trình đặt ra. -Tăng cường nhận thức về hoạt động phòng ngừa khắc phục, có thể thông qua làm cho mọi người hiểu về chi phi chất lượng, từ đó có nhận thức đúng đắn hơn.
Với cách phân loại dự án như ở trên thì mỗi nhóm sẽ hoạt động độc lập với nhau, nhưng trong quá trình hoạt động sẽ không trách khỏi những công việc có ảnh hưởng tới nhau. Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể khuyến khích mọi người trên tinh thần tự nguyện tham gia nhóm chất lượng. Những người trong nhóm chất lượng không bắt buộc phải ở trong cùng một nhóm, trong phòng thiết kế mà có thể ở các phòng ban khác nhau, miễn là họ cảm thấy thích thú và có tác động tốt tới công việc của họ.
Lúc này những người ở ban ISO có thể hướng dẫn họ cách thành lập nhóm, cũng như tuỳ theo điều kiện và công việc mà bố trí thời gian họp nhóm sao cho phù hợp. Nếu làm được như vậy thì sản phẩm thiết kế sẽ được đảm bảo và nâng cao:
-Mọi người trong công ty sẽ tự kiểm tra chất lượng công việc mà mình được giao
-Công tác kiểm soát, kiểm tra chất lượng trở thành công tác của toàn công ty, do vậy có tính hệ thống, toàn diện, không chỉ là phát hiện lỗi mà còn là phòng ngừa
-Trình độ và trách nhiệm của mọi người được nâng cao, làm tăng sự gắn bó của họ với công ty.
•Thu thập ý kiến của khách hàng
Sản phẩm của công ty là sản phẩm trí tuệ đặc biệt, không phải những loại hàng hóa thông thường trên thị trường. Sản phẩm của công ty rất đặc biệt, không có một qui định, hình thức chung nào cả. Vì vậy công ty rất khó thu thập ý kiến của khách hàng. Nhưng nếu công ty có một mạng lưới thu thập, tiếp nhận những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng thì sản phẩm của công ty sẽ ngày càng mang lại những lợi ích cao hơn.
Vì vậy công ty nên tổ chức một bộ phận chuyên trách tiếp nhận những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng để qua đó đánh giá được mức độ thoả mãn của khách hàng cũng như của dân cư xung quanh vùng xây dựng công trình, từ đó có thể thấy được các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa cho các dự án sau này
-Xây dựng những mẫu, phiếu thăm dò, điều tra. sau khi hoàn thành một công trình thì nhờ đại diện bên A hoàn thành những mẫu phiếu đó
-Đưa mẫu phiếu điều tra về các vùng dân cư xung quanh vùng xây công trình trước và sau khi xây dựng để biết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân
-Thiết lập một đường dây điện thoại riêng, để có thể kịp thòi thu thập được những khiếu nại của khách hàng
-Khi có ý kiến khiếu nại thì phải lập tức báo cáo với cấp trên để kịp thời giải quyết
Kết luận
Các công trình thuỷ lợi thuộc về kết cấu cơ sở hạ tầng, nó có một ý nghĩa rất quan trọng không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực đời sống. Một công trình thuỷ lợi được xây dựng có thể làm kinh tế vùng đó phát triển, không chỉ về nông nghiệp mà còn cả công nghiệp, du lịch..., nó còn đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân vùng đó. Nhưng nếu công trình thuỷ lợi xây dựng không đạt chất lượng tiêu chuẩn, thì nó có thể gây nguy hiểm đến đời sống của nhân dân, phá vỡ môi trường tự nhiên sinh thái. Ý thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi nên em đã tìm hiểu về tình hình công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 và đưa ra một số giải pháp em nêu ra với mong muốn có thể nâng cao chất lượng thiết kế của công ty.
Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các cô các chú trong công ty để có thể hoàn thành tốt hơn chuyên đề thực tập lần này.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong công ty trong thời gian qua đã giúp đỡ em tận tình, em xin cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Hồng Vinh đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Tài liệu tham khảo
-Giáo trình Quản lý chất lượng- trường ĐHKTQD -Sổ tay chất lượng HEC1
-Báo cáo cuối năm 1999-2005 HEC1
-Báo cáo tổng kết ISO của HEC1 năm 2003-2005 -Quy trình thiết kế HEC1
-Tập san: 50 năm ngày thành lập HEC1 -Giáo trình thuỷ nông- ĐHTL
-Giáo trình thuỷ công- ĐHTL
-Giáo trình thi công các công trình thuỷ lợi- ĐHTL -Giáo trình cơ khí- ĐHTL
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1
I. Giới thiệu chung về công ty...2
1.Thông tin chung về doanh nghiệp...2
2. Quá trình hình thành và phát triển...2
3. Chức năng của công ty...3
4. Cơ cấu tổ chức...4
5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty...6
5.1.Kết quả sản xuất kinh doanh...6
5.2. Tình hình lao động...12
6. Công tác Quản lý chất lượng...16
II.Thực trạng về công tác thiết kế tại công ty...22
1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu ở công ty.22 1.1. Thiết kế thuỷ công...22
1.2. Thiết kế tổ chức thi công...23
1.3. Thiết kế điện...26
2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty...27
2.1. Yếu tố con người...27
2.2. Yếu tố khảo sát...28
2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ...28
2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức...31
3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty...31
3.1. Mục đích...31
3.2. Phạm vi áp dụng...31
3.3. Trách nhiệm...31
3.4. Tài liệu liên quan...35
3.5. Các bước thực hiện...35
4. Tình hình thực tế triển khai hoạt động thiết kế tại công ty...42
4.1. Những kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở trung tâm tư vấn và thiết kế...42
4.2. Một số công trình thiết kế của công ty...45
4.3. Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống quản lý công tác thiết kế ở công ty ...47
III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty...48
1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty...48
2. Về thiết bị và công nghệ...51
3. Về công tác khảo sát...52
4. Về biện pháp quản lý...52
Kết luận...56
Tài liệu tham khảo...57