V.SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cty XMK và Tư vấn – Dịch vụ Đo đạc Bản đồ (Trang 85 - 89)

III. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ.

V.SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH.

Kết quả có thể đạt được.

Với các hình thức giảm chi phí trên, Công ty có thể đạt được kết quả sau: - Thu hút thêm nhiều khách hàng do đáp ứng tốt nhu cầu về loại hàng hoá mà họ cần. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhờ có mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh doanh.

- Tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo hiệu quả tối ưu trong sản xuất kinh doanh, giảm được các chi phí phát sinh không cần thiết.

V. SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH. DOANH.

Đối với các doanh nghiệp thương mại có đặc điểm vốn cố định chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, trong đó vốn lưu động quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, các doanh nghiệp cố gắng duy trì một tỷ lệ thấp nhất vốn cố định của Công ty bằng việc hạn chế việc mua sắm các tài sản cố định không cần thiết. Đối với vốn lưu động cần phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn bằng việc đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá khi nhập khẩu về cũng như cần thiết ký kết hợp đồng tiêu thụ ( trong nước hay xuất khẩu ) hoặc dự kiến tiêu thụ trước khi hàng hoá được nhập về để tránh hàng hóa bị ứ đọng. Đồng thời cần phải cân đối giữa khả năng tiêu thụ và hàng nhập để giảm tối thiểu hàng tồn kho và có biện pháp thích hợp đối với hàng tồn kho.

Về việc sử dụng vốn vay, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có nhu cầu về vốn không ổn định trong năm, có tháng nhu cầu vốn cao, có tháng nhu cầu vốn thấp vì nó phụ thuộc vào nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Do đó doanh nghiệp cần thiết phải lập kế hoạch dự kiến nhu cầu vốn trong từng thời kỳ để có kế hoạch vay vốn và xác định kỳ hạn đối với từng loại vốn vay.

Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ hiện nay có số vốn khoảng 8,5 tỷ đồng tiền vốn trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 4 tỷ đồng và vốn cho kinh doanh chỉ có gần 4 tỷ đồng. Theo đánh giá của Công ty thì vốn kinh doanh hiện có còn quá thấp so với nhu cầu vốn cần thiết cho kinh doanh. Để giải quyết tình trạng thiếu vốn, Công ty thường huy động chủ yếu từ việc thanh toán hàng trả chậm khách hàng nước ngoài. Hơn nữa, xét bố trí cơ cấu vốn của Công ty

Bảng 15: Bố trí cơ cấu vốn của Công ty

Đơn vị tính : %

Chỉ tiêu 1997 1998 1999

Tài sản cố định/ Tổng số tài sản 42% 34% 30% Tài sản lưu động/ Tổng số tài sản 58% 66% 70%

Theo bảng trên, ta thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty là quá lớn; bởi theo phân tích tài chính doanh nghiệp: một doanh nghiệp thương mại chỉ nên có chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản chiếm từ 20 đến 23%.

Nhưng ở Công ty, thì chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản lại quá lớn, chiếm từ 30 đến 42% tổng tài sản của Công ty. Với lượng tài sản cố định lớn như trên cũng là một trở ngại trong việc sử dụng vốn của Công ty, góp phần tạo nên sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh ( do tài sản lưu động trong tổng tài sản không đủ số lượng cần thiết). Với lượng vốn kinh doanh thấp như vậy, vốn của Công ty lại tồn đọng nhiều trong khâu giải quyết hàng tồn kho, lượng hàng tồn kho của Công ty quá lớn, có khi lên đến 3,3 tỷ đồng chiếm gần như toàn bộ lượng vốn kinh doanh của Công ty, làm vòng quay của vốn chậm lại, tạo nên sự không hiệu quả trong sử dụng vốn.

Vốn là yêu cầu cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào, đối với Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ cũng không loại trừ điều đó. Việc kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn đã làm giảm đáng kể tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, mục tiêu của Công ty đề ra là tìm mọi biện pháp tăng vốn kinh doanh.

Để tăng vốn kinh doanh của Công ty trong những năm tới tập trung chủ yếu vào các biện pháp sau:

- Giảm lượng hàng hoá tồn kho: Công ty nên nhập hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng nhằm đảm bảo hàng khi nhập về sẽ tiêu thụ hết. Việc nhập hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc đáp ứng đúng, đủ, kịp thời nhu cầu về hàng hoá cho khách hàng; làm giảm lượng hàng hoá phải lưu kho, giảm chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng vốn của Công ty, tăng khả năng sử dụng vốn của Công ty, hạn chế lượng vốn tồn đọng quá lớn trong việc xử lý hàng tồn kho.

- Tăng do thanh toán hàng trả chậm khách hàng nước ngoài, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế không tạo hiệu quả lâu dài do phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khách quan. Trước hết là sự phụ thuộc vào sự lên xuống của tỷ giá hối đoái; thứ nữa là sự phụ thuộc vào khách hàng, vốn của doanh nghiệp không điều chỉnh được theo ý muốn của doanh nghiệp. Vì vậy đây không phải là biện pháp tốt cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.

- Vốn tín dụng: hình thức này đảm bảo cho Công ty lượng vốn cần thiết vào những lúc Công ty cần. Tuy nhiên, việc vay vốn của ngân hàng, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước sẽ làm giảm lợi nhuận của Cồng ty do Công ty phải chịu một khoản chi trả cho lãi vay. Hơn nữa, việc vay vốn của ngân hàng gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình làm thủ tục vay như việc đòi hỏi thế chấp bằng tài sản, bằng quyền sử dụng đất của Công ty...đã đặt ra nhiều vấn đề Công ty cần phải giải quyết.

- Cổ phần hoá công ty: hình thức cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hình thức này đang thể hiện tính ưu việt của nó trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, tạo sự phát triển,sự hội nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Qua đánh giá thực tiễn mấy năm vừa qua, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã tạo hiệu quả kinh doanh vượt bậc của các doanh nghiệp này, làm tăng vốn của các doanh nghiệp cổ phần hoá lên 2,3 thậm chí 5 lần.

Với việc cổ phần hoá công ty, Công ty sẽ tạo điều kiện tăng vốn kinh doanh, tranh thủ được sự ủng hộ của Nhà nước. Việc cổ phần hoá cũng đảm bảo lợi thế trong sử dụng và huy động vốn của Công ty, đảm bảo vốn lúc cần, tránh được tình trạng phải trả chi phí lãi vay quá lớn.

Kết quả có thể đạt được

- Tăng nguồn vốn cho kinh doanh mà không chịu quá nhiều sự ảnh hưởng của điều kiện khách quan.

- Nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhận được những hợp đồng lớn mà trước kia do thiếu vốn Công ty không đáp ứng được.

- Tăng hiệu quả kinh doanh, tạo thêm nhiều lợi nhuận do thu hút đựơc những hợp đồng lớn, giảm chi phí lãi vay.

- Quá trình cổ phần hóa ( nếu công ty thực hiện biện pháp này) Công ty bán các cổ phiếu cho các đối tượng như cán bộ công nhân viên của công ty... Với hình thức chuyển hoá quyền sở hữu này sẽ nâng cao vai trò làm chủ của người lao động trong Công ty, kích thích họ nâng cao trách nhiệm và năng suất lao động, tạo động lực trong kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cty XMK và Tư vấn – Dịch vụ Đo đạc Bản đồ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w