Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN (Trang 51 - 55)

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I-VN 3.1.Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm

3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam

3.2.1.1. Cơ hội

Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng của thời đại ngày nay nhất là trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội. Điều này đã mở ra những cơ hội tham gia vào thị trường, hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia tham gia vào sân chơi chung này thì cũng phải đối mặt với mặt trái của nó là nếu không tự vươn lên để khẳng định chính bản thân mình, thì sẽ bị thải loại khỏi cuộc chơi này.

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu cho việc hàng hóa Việt Nam sẽ được đối xử một cách công bằng và tự do cạnh tranh với các hàng hóa của các quốc gia khác khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhất là đối với mặt hàng may mặc, nông sản, vốn được xem là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Nông sản là mặt hàng phục vụ chủ yếu cho nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống, đặc biệt nhu cầu về mặt hàng nông sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng nhanh cùng với sự thất thường của thời tiết tại một số quốc gia có thế mạnh trong việc xuất khẩu nông sản.

Bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống, lâu đời thì ngày nay cùng với sự phát triển bùng nổ của của các nền kinh tế trên thế giới, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng nông sản để nâng cao chất lượng cuộc sống như cao su, cà phê… cũng tăng lên nhanh chóng.

Nhu cầu về mặt hàng nông sản trên thế giới được dự báo là tiếp tục tăng nhanh trong những giai đoạn tiếp theo trong khi nông sản ở một số quốc gia xuất khẩu giảm đi. Điều này có nghĩa là hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, sẽ gặp được những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, sản lượng cũng như giá cả khi tiến hành hoạt động xuất khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo, nhu cầu đối với mặt hàng này là rất lớn nhưng lượng cung ở quốc gia xuất khẩu lại giảm. Nguyên nhân là do Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới đã giảm lượng gạo bán ra, trong khi Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng cũng phải nhập khẩu gạo do thiếu hụt về lương thực. Chính điều này đã làm cho sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cùng với lợi thế về mặt giá cả trên thị trường quốc tế đối với mặt hàng này.

3.2.1.2. Thách thức

Với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam không chỉ được mở ra những cơ hội lớn mà còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

Hàng hóa Việt Nam đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ đương đầu với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia thành viên trong khi nền nông nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là còn yếu kém, lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp,

chi phí sản xuất cao và chưa áp dụng được khoa học kĩ thuật và sản xuất. Một điều đáng chú ý là sau khi gia nhập WTO, hàng nông sản của Việt Nam đòi hỏi phải có chứng chỉ an toàn chứng minh rằng hàng hóa luôn đảm bảo vệ sinh an toàn nếu muốn xuất ra các thị trường nước ngoài. Điều này đã trở thành một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, giá cả hàng nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô, như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vi mô và điều này làm cho giá cả xuất khẩu trở lên khó lường.

Độ nhạy cảm thấp của nhu cầu hàng nông sản đối với giá của nó cũng chính là một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá một mặt hàng nông sản, để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.

Chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là chưa cao do sự yếu kém trong khâu bảo quản, dự trữ cũng như thói quen thu hoạch, phơi sấy của người nông dân. Trong khi đó, chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu được yêu cầu ngày càng cao tại tất cả các thị trường, đặc biệt là tại thị trường các quốc gia phát triển. Hàng hóa xuất khẩu phải đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hàng nông sản của Việt Nam từ trước đến nay, chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến và chưa tạo được thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu . Do vậy, người tiêu dùng không biết đến thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam và trị giá xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam còn thấp dù số lượng xuất khẩu nhiều nhưng vẫn phải chấp nhận giá thế giới, đôi khi còn bị ép giá.

Hàng nông sản Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia có truyền thống về xuất khẩu nông sản như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Thêm vào đó, đây là những quốc gia có thế mạnh trong công nghệ chế biến hàng nông sản. Do vậy hàng nông sản của họ thường có chất lượng cao hơn và được đánh giá cao hơn hàng nông sản của Việt Nam.

Các quốc gia nhập khẩu đặc biệt là những quốc gia phát triển áp dụng những biện pháp bảo hộ ngày càng tinh vi hơn đối với hàng nông sản nhập khẩu. Họ đòi hỏi hàng nông sản nếu muốn xuất khẩu vào thị trường phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm… Điều này gây ra không ít khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi mà trình độ kỹ thuật của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng nhìn chung là còn yếu kém, chưa thể bắt kịp với trình độ của các nước phát triển trên thế giới.

Đầu năm vừa qua, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất mới hướng vào các khoản vay trung và dài hạn khiến cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng mong đợi để thực thi. Điều này có ý nghĩa là, vốn đang được dồn về các doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết và Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN cũng không nằm ngoài trong số những doanh nghiệp được chính phủ hỗ trợ vốn bởi nguồn vốn của công ty cho việc kinh doanh đòi hỏi rất lớn.

 Việc Chính phủ thực hiện gói kích cầu bằng chính sách hỗ trợ 4% đã góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa chủ trương và giải pháp của chính phủ trong việc kích cầu đầu tư, tiêu dùng và duy trì sự tăng trưởng, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc hoạt động đầu tư, sản xuất.

 Tuy nhiên, với việc đưa ra gói kích cầu này thì một thách thức mới đã được đặt ra cho chính phủ đó là đầu ra cho các doanh nghiệp. Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng Hợp I - VN là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê và gạo. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra các mặt hàng này hiện nay gặp phải nhiều khó khăn do sự suy giảm của nền kinh tế. Kim

ngạch xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và Công ty nói riêng là giảm trước hết bởi sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là cà phê và hàng công nghiệp chế biến và sự thu hẹp thị trường do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Cụ thể là các thị trường xuất khẩu lớn của hàng nông sản Việt Nam như Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%.

 Vì vậy, với gói kích cầu mà chính phủ đưa ra, Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng Hợp I - VN cũng như nhiều doanh nghiệp khác băn khoăn rằng trong thời điểm hiện tại dù lãi suất bằng không mà hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty không tìm được đầu ra thì họ có nên ôm thêm nợ vào không bởi hiện nay vấn đề không phải chỉ là lãi suất mà còn là thị trường. Lãi suất chỉ trở thành vấn đề khi đầu vào cơ hội bán hàng được tạo ra và vấn đề đầu ra cho sản phẩm kinh doanh được thực hiện tốt.

 Ngoài ra, việc chính phủ liên tiếp đưa ra các gói kích cầu có thể làm xuất hiện tâm lý ỷ lại và kéo tụt nền kinh tế Việt Nam quay lại về thời kì bao cấp và bảo hộ, dễ dẫn đến cơ chế xin cho. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá khi hàng xuất khẩu sang các nước khác. Doanh nghiệp được sử dụng khoản vốn này dù là đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hay sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu cũng đều bị coi là bằng chứng để các đối tác nước ngoài kiện lại

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w