Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Gốm sứ Bình Dương (Trang 49 - 51)

2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.2.2 Giải pháp về thị trường

Hiện nay theo tác giả thì ngành gốm mỹ nghệ Bình Dương cần quan tâm đến những thị trường sau:

Đây là thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa. Thị trường này đóng vai trò quan trọng đối với mặt hàng gốm mỹ nghệ tỉnh Bình Dương, để thâm nhập vào thị trường này trước hết chúng ta cần:

Đầu tư kỹ thuật vào công nghệ sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường này.

Thường xuyên tham gia vào những hội chợ quốc tế tổ chức hàng năm ở các nước Châu Aâu như: Hội chợ quốc tế tại Frankurt tại Đưc diễn ra vào tháng 2, và tháng 8 hàng năm, hội chợ quốc tế Jabuerr- Amsterdam tại Hà Lan đước tổ chức vào tháng 9 hàng năm…. .

Đảm bảo uy tín trong kinh doanh, thực hiện tốt các điều kiện cam kết trong hợp đồng.

Thị Trường Nhật:

Đây là một thị trường hết sức khó tính để có thể thâm nhập vào thị trường này chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

Chất lượng sản phẩm phải cao, mang đậm bản sắc phương đông, đồng thời phải duy trì được độ ổn định đồng đều của sản phẩm.

Khuyến khích đặt văn phòng tại Nhật.

Thường xuyên tham gia vào những hội chợ triển lãm ở Nhật. Hiện nay hàng năm ở Nhật có khỏang 200 cuộc hội chợ triển lãm lớn nhỏ cho các sản phẩm trong và ngoài nước.

Kết hợp chặt chẽ với trung tâm xúc tiến thương mại của Nhật (Tổ chức JETTO) để thu thập thông tin về ngành gốm mỹ nghệ, đồng thời kết hợp với các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam để tổ chức hội thảo, triển lãm để giới thiệu cơ hội thâm nhập thị trường.

Thị trường Mỹ:

Đây là mặt hàng hầu như không được sản xuất trên đất Mỹ nên họ có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Hàng gốm mỹ nghệ của Bình Dương hiện nay xuất sang Mỹ chủ yếu là các loại tượng, chậu gốm sứ và các loại gốm sứ mỹ thuật.

Nhưng hiện nay tại thị trường Mỹ chúng ta đang gặp phải một đối thủ cạnh tranh rất lớn đó là Trung Quốc. Họ có giá thành thấp hơn chúng ta rất nhiều, do đó chúng ta cần phải nắm bắt tốt những cơ hội nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta chú ý đến những điểm sau đây nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ:

Tăng cường và tìm kiếm sự hợp tác của các doanh nhân Việt kiều để bán hàng trực tiếp vào thị trường Mỹ.

Phối hợp với phòng thương mại Mỹ để tiếp cận và mở rộng thị trường này.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ bằng chất lượng và giá cả vì đối thủ của chúng ta là gốm sứ Trung Quốc.

Hiểu biết sâu rộng về luật pháp của Mỹ nhằm hạn chế những vụ kiện về thương mại sau này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Gốm sứ Bình Dương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)