Giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Gốm sứ Bình Dương (Trang 55)

2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.2.7 Giải pháp về môi trường

Để giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường do các cơ sở gốm mỹ nghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh gây ra, chủ yếu là do sử dụng những lò nung bằng củi truyền thống và thực hiện khâu chuẩn bị nguyên liệu bằng thủ công gây ra thì chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp sau đây:

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp di dời vào những khu công nghiệp và cụm làng nghề truyền thống.

- Khuyến khích các cơ sở chuyển đổi từ lò nung bằng củi truyền thống sang nung bằng lò tuynel đốt bằng gas hoặc dầu.

- Xử lý nghiêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các dự án sử lý chất thải

- Nâng cao hiệu quả và bảo vệ việc khai thác tài nguyên. - Các cơ sở phải có biện pháp bảo vệ môi truờng.

3.2.9 Giải pháp về hỗ trợ khác từ tỉnh Bình Dương.

Ngoài việc thực hiện đồng bộ những giải pháp trên đây chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp hành chính sau đây nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ sở và doanh nghiệp hoạt động:

- Tiếp tục cải cách hành chính.

- Mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ khai báo hải quan và xuất nhập khẩu.

- Tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng để mọi doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động xuất khẩu.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tổ chức tham gia các hội chợ tong và ngoài nước, huấn luyện và tiếp thị qua mạng Internet, xây dựng trang Wed về gốm sứ Bình dương.

3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHI TỈNH BÌNH DƯƠNG. ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHI TỈNH BÌNH DƯƠNG.

3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.

Để hỗ trợ cho ngành gốm mỹ nghệ tỉnh Bình Dương thực hiện tốt những giải pháp đã nêu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ tỉnh nhà, xin kiến nghị đối với các cơ quan chức năng và hữu trách như sau:

- Thực hiện việc hỗ trợ về tài chính cho các cơ sở và doanh nghiệp hoạt động trong ngành gốm mỹ nghệ như: cho vay với lãi xuất thấp nhằm khuyến

khích việc di dời và thay đổi công nghệ nung và chế biến nguyên liệu. Giảm hoặc miễn thuế trong những năm đầu đầu tư và sau khi đi vào hoạt động, cho thuê đất với giá ưu đãi.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan như cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án khả thi, giảm bớt các khoản phí là lệ phí.

- Khuyến khích thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Mở hội thi tay nghề truyền thống hàng năm nhằm giúp người lao động yêu nghề và gắn bó với nghề lâu dài.

- Công bố những chính sách ưu đãi về định hướng ngành nghề và hỗ trợ thêm thông tin về thị trường thế giới.

3.3.2 Các kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất và kinh doanh ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương. tỉnh Bình Dương.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh nhà thì bản thân các cơ sở và doanh nghiệp cũng phải tự vận động và năng động hơn nữa trong hoạt động của mình nên tác giả xin đề ra những kiến nghị sau cho các doanh nghiệp:

- Năng động hơn trong việc tiềm kiếm thị trường và bạn hàng. - Gia tăng, và quan tâm đúng mức vào khâu nghiên cứu thị trường.

- Bản thân các chủ doanh nghiệp phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, và phong cách làm ăn trong thời đại mới, phải đổi mới tư duy làm ăn không nên trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Không ngừng củng cố các mối quan hệ với các công ty thương mại nước ngoài, hướng đến việc mở rộng thị trường nhiều hơn nữa, đặc biệt quan tâm đến những thị trường có dung lượng lớn và khả năng thanh toán cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

- Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng và hợp lý hóa sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Với lợi thế là một trong những khu vực trọng điểm của vùng kinh tế miền nam Đông Nam Bộ, Bình Dương có đầy đủ các yếu tố để phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp gốm sứ. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp gốm sứ dựa trên một số những căn cứ sau đây;

- Bình Dương có thế mạnh về nguyên liệu sản xuất gốm sứ với chất lượng tốt, trữ lượng cao.

- Nhanh chóng đưa hàng gốm sứ mỹ nghệ chiếm lĩnh thị trường thế giới. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển ngành hàng này.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tạo mọi điều kiện cho sự phát triển ngành hàng này.

2. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ làm tiền đề để cho ngành công nghiệp khác phát triển.

3. Các giải pháp đề xuất thực hiện bao gồm các giải pháp sau:

- Giải pháp về nghiên cứu thị trường cho ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương.

- Giải pháp về thị trường.

- Giải pháp về mẫu mã sản phẩm. - Giải pháp về công nghệ sản xuất. - Giải pháp về nguyên liệu.

- Giải pháp về nhân lực. - Giải pháp về môi trường.

KẾT LUẬN

Quan điểm cơ bản của luận văn là xem mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu là sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh của Bình Dương, đặt ra yêu cầu nay mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên trường quốc tế, qua đó tăng nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh nhà.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng xuất khẩu của ngành trong những name gần nay và điều tra thực tế về tình hình họat động sản xuất kinh doanh hiện tại có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Hàng gốm sứ mỹ nghệ Bình Dương là một mặt hàng mang đậm tính tryền thống, thủ công nên vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Tuy nhiên trong những năm qua nhìn chung ngành có những bước phát triển và đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

- Vấn đề xây dựng chiến lược xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ tỉnh Bình Dương là quan trọng và cần thiết vì hiện nay việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với các cơ sở, và công ty còn rất yếu và tự phát. Lượng khách hàng cũ giới thiệu và khác tự tìm đến chiếm tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu.

- Hàng gốm sứ mỹ nghệ Bình Dương đã thâm nhập vào được những thị trường tiêu thụ có yêu cầu cao về chất lượng như : Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng vì những thị trường này đựơc xem là những thị trường mục tiêu cần được tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tới.

- Để những định hướng và chiến lược trên trở thành hiện thực, luận văn có đưa ra các giái pháp chiến lược nhằm tăng nhanh các họat động và đẩy mạnh xuất khẩu của ngành này.

- Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ sở, công ty, và các cơ quan nhà nước cần có những nỗ lực, giải pháp cụ thể, và những hỗ trợ cần thiết nhằm đẩy mạnh họat động xuất khẩu mặt hàng này nhằm phát huy tốt đa những lợi thế và tiềm năng của tỉnh nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN – PGS. TS Mai Ngọc Cường. NXB Chính Trị Quốc Gia.

2. Kinh tế quốc tế – GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, PGS.TS Nguyễn Phú Tụ, Ths Nguyễn Hữu Lộc.

3. Marketing quốc tế – PTS Bùi Lê Hà, PTS Nguyễn Đông Phong. 4. Kinh tế đối ngoại – PGS.TS Võ Thanh Thu.

5. Kinh tế học David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch.

6. Lợi thế cạnh của cải quốc gia. Michaele Porter Người dịch Triều Nguyên. 7. Vài nét về ngành thủ công Bình Dương- PGS. TS Phan An.

8. Marketing quốc tế – A.Oliver, A. Dayan, R. Ourset.

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÌNH

DƯƠNG

Kính gửi: Quý ông, Bà giám đốc công ty, Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Bình Dương.

Trân trọng gửi đến quý Oâng, Bà lời cầu chúc sức khỏe và làm ăn phát đạt, gia quyến được an khang, thinh vượng.

Trong tinh thần nhiệt tình của tuổi trẻ, muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình bằng việc nghiên cứu để tìm ra một số giải pháp cho việc phát triển ngành gốm sứ mỹ nghệ Tỉnh nhà. Chúng tôi gửi đến quý Oâng, quý Bà bảng câu hỏi và rất mong nhận được sự hợp tác trả lời đầy đủ của ông bà cho những câu hỏi sau đây:

Têncông y:……….. Địachỉ: ……… Điệnthoại: ……… Chức vụ người được phỏng vấn:………. 1. Anh Chị cho biết Công ty anh chị thuộc loại hình doanh nghiệp nào ?

a. Doanh nghiệp nhà nước b.Doanh nghiệp tư nhân. c. Công ty nước ngoài d. Cơ sở sản xuất.

e. Công ty TNHH f. Khác. 1. Hoạt động của doanh nghiệp.

a. Kinh doanh xuất nhập khẩu. b. Vừa sản xuất vừa kinh doanh

c. Cơ sở sản xuất, không xuất khẩu. d. Gia công xuất khẩu. 2. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty anh chị:

a.Chậu các loại. b. Đôn thú các loại.

c. Bình các loại. d. Khác ….

3. Công ty anh chị có đội ngũ tạo mẫu không ?

a. Có. b. không.

5. Trình độ đội ngũ tạo mẫu của công ty anh :

a. Trung cấp . b. Cao đẳng.

c. Đại học. d. không qua đào tạo(kinh

nghiệm).

6. Anh chị tạo mẫu bằng công cụ gì?

a. Máy vi tính. b. Trực tiếp bằng vật liệu

c. Khác

7. Quá trình tạo mẫu mới của anh chị có quan trọng không ?

a. Không. b. Bình thường.

c. Quan trọng. d. Rất quan trọng.

8. Hàng tháng anh chị cho ra bao nhiêu mẫu mới ? [ ] 9. Lý do nào khiến anh chị cho ra mẫu mới ?

a. Theo yêu cầu khách hàng. b. Giúp đa dạng hoá sản phẩm.

c. Khác………

10.Anh Chị chào mẫu mới bằng cách nào ?

a. Qua trang web b. qua hội chợ. c. Gưiû trực tiếp đến khách hàng. d. Khác…

11.Hàng năm anh chị có tham gia hội chợ triển lãm trong nước không ?

a. có b. không

12.Hàng năm anh chị có tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài không ?

a. có b. không

13. Anh chị xuất khẩu mặt hàng chủ yếu.

a.Chậu các loại. b. Đôn thú các loại.

c. Bình các loại. d. Khác ….

14. Anh chị tìm kiếm khách hàng mới bằng cách nào ?

a. Qua các lần tham dự hội chợ. b. qua mạng Internet. c. Khách hàng cũ giới thiệu. c. khác…..

15. Lượng hàng xuất khẩu của anh chị chiếm bao nhiêu % sản lượng ? [ ]. 16. Anh chị thường xuất khẩu vào những thị trường nào ?

a. Châu á:

b. Châu Aâu:

CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Pháp,Ý, Tây Ban Nha, Bỉ,…. c. Châu Mỹ La Tinh.

Mỹ, Canada, Mêhico, Chilê… d. Các nước khác.

17. Trong những thị trường trên thị trường nào là thị trường truyền thống >3 năm ?

a. Châu á:

Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia ,….. b.Châu Aâu:

CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Pháp,Ý, Tây Ban Nha, Bỉ,…. c. Châu Mỹ La Tinh.

Mỹ, Canada, Mêhico, Chilê… d. Các nước khác.

18. Trong những thị trường trên thị trường nào là thị trường mới <3 năm ? a.Châu á:

Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia ,….. b.Châu Aâu:

CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Pháp,Ý, Tây Ban Nha, Bỉ,…. c.Châu Mỹ La Tinh.

Mỹ, Canada, Mêhico, Chilê… d.Các nước khác.

19. Trong những thị trường trên thị trường nào là thị trường tiềm năng ? a. Châu á:

Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia ,….. b. Châu Aâu:

CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Pháp,Ý, Tây Ban Nha, Bỉ,…. c. Châu Mỹ La Tinh.

Mỹ, Canada, Mêhico, Chilê… d. Các nước khác.

20. Anh chị cho biết những điểm mạnh của sản phẩm anh chị trên thị trường thế giới.

21. Anh chị cho biết những điểm yếu của sản phẩm anh chị trên thị trường thế giới.

22. Anh chị có sẵn sàng thay đổi công nghệ và cách quản lý theo cách hiện đại hay không? Vì sao?

23. Anh chị có sẵn sàng gia nhập vào hiệp hội gốm mỹ nghệ Bình Dương (nếu có)?Vì sao?

24. Anh chi có kiến nghị gì với các cấp lãnh đạo để phát triển ngành gốm mỹ nghệ truyền thống của tỉnh nhà.

Xin chân thành cảm ơn anh, chị.

Danh sách khách hhàng trả lời phỏng vấn

STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ Số ĐT

1 Gốm Sứ Sài Gòn - Nhật Bản DA,BD 729306 2 Cơ sở Trường Thuận LT, BD 753310 3 Cơ sở SX Vân Kiều LT, BD 775745 4 Cơ sở SX Hòa Thành LT, BD 756776 5 Cở sở SX gốm sứ Tân Tài Sanh LT, BD 755522 6 Doanh Nghiệp Thanh Thanh LT, BD 755164 7 Cơ sờ SX Đòan Kết LT, BD 754469 8 Cơ sờ SX Phùng Nguyên Xương LT, BD 755486 9 Cơ sở SX Vương Phước Thành LT, BD 753596 10 Cơ sở Tân Thành LT, BD 753051 11 Xí nghiệp tư nhân gốm sứ Phước Hưng LT, BD 755362 12 Gốm sứ XK Hồng Lực II TA, BD 756108 13 Gốm Mỹ Nghệ XK Lạc Hưng TA, BD 753643 14 XN Xuất khẩu gốm sứ Hưng Phát TA, BD 829759 15 Cơ sở Thành Phát TA, BD 740595 16 Cty Gốm Sứ Giang Tây TA, BD 711207 17 DNTN Đức Turng TA, BD 659253

18 Cty TNHH Phước Dũ Long TA, BD 822491 19 DNTN Tân Hiệp Thành TA, BD 822493 20 DNTN Tân Xuân Long TA, BD 824136 21 Cơ sở gốm sứ Bình Dương TA, BD 824133 22 DNTN gốm mỹ nghệ XK Nghệ Nam TA, BD 824128 23 Cty TNHH Cường Phát TA, BD 822969 24 Cty TNHH gốm sứ Minh Long I TA, BD 722929 25 DNTN gốm Hòa Thái TA, BD 755062 26 DNTN Nam Thành TA, BD 757659 27 Cơ sở gốm Hiệp Thành Phát TA, BD 824798 28 XN Tư Nhân gốm mỹ nghệ XK Vĩnh Phát TA, BD 822777 29 DNTN Gốm Thanh Hải TA, BD 755334 30 Cơ sở An Trung TA, BD 754802 31 Cơ sở SX gốm sứ Hùng Phát TA, BD 759435 32 DNTN gốm sứ XK Vương Thành TA, BD 755833 33 Cơ sở Gốm Sứ Thành Tâm TA, BD 755744 34 Cơ sở SX gốm mỹ nghệ Vạn Phát TA, BD 755950 35 DNTN Liên Thành A TA, BD 747273 36 DNTN gốm mỹ nghệ XK Truyền Thắng I TA, BD 746997 37 XNTN gốm mỹ nghệ Nghệ Thành TA, BD 755157 38 DNTN Gốm Sú Mỹ Phương TU, BD 659732 39 Cơ sở SX Tam Hưng II TU, BD 659759 40 Gốm sứ Thành Tâm TU, BD 659458 41 Cơ sở SX Trí Hiếu TU, BD 610409 42 DNTN Vạn Phú TU, BD 659521 43 Cty TNHH gốm sứ Đức Tân TU, BD 659607 44 Cơ sở gốm sứ Thanh Tâm TU, BD 659934 45 Cơ sở SX Văn Phát TU, BD 610687 46 Cơ sở Thông Dung TU, BD 659864 47 Cơ sở SX gốm Thành Đào TU, BD 659861 48 Doanh Nghiệp Trọng Phát TU, BD 49 Cơ sở Gốm Sứ Tứ Hòa TX, BD 526250 50 Cơ sở Tân Thành Phát TX, BD 823757

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Gốm sứ Bình Dương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)