III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở
1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty
độ của đội ngũ kỹ sư thiết kế còn thấp và ít có kinh nghiệm. Đó là do đội ngữ kỹ sư thiết kế của công ty tuy 100% là có trình độ đại học nhưng do tuổi nghề còn trẻ, đa số là mới ra trường, chưa va chạm nhiều với thực tế nên còn thiếu kinh nghiệm.
-Do những cán bộ làm công tác kiểm tra, giám định chưa thật sự hiểu rõ vai trò của công tác nay nên chưa làm trách nhiệm của mình.
-Hiệu lực quản lý của hệ thống chất lượng còn thấp
-Việc khắc phục phòng ngừa chưa tốt do nhiều hành động khắc phục chỉ mang tính sữa chữa.
-Công tác thu thập, phân tích các phản ánh, khiếu nại của khách hàng chưa thực hiện tốt.
III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty lượng thiết kế ở công ty
1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty công ty
•Nâng cao số lượng kỹ sư thiết kế trong công ty
Như chúng ta đã phân tích ở trên, thì trong hoạt động thiết kế con người là nhân tố trung tâm quyết định kết quả của hoạt động này, mà cụ thể
ở đây là những kỹ sư thiết kế của công ty. Tuy số lượng các kỹ sư thiết kế đều tăng so với những năm trước đó, nhưng so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận thì quá ít ỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng các kỹ sư hầu như phải làm việc tăng ca và không có ngày nghỉ, và có ảnh hưởng không ít tới năng suất và hiệu quả của công việc. Từ thực tế đó, công ty cần có chính sách tuyển thêm lao động. Căn cứ vào thời điểm ra trường của sinh viên khối ngành kỹ thuật thì công ty nên mở đợt tuyển dụng vào tháng 8 hàng năm.
Hình thức tuyển dụng:
- thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí tuyển dụng, chính sách đãi ngộ...
- Hình thức thi: có thể chia quá trình tuyển dụng làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: có thể tổ chức thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp hoặc yêu cầu thí sinh hoàn thành một bản thiết kế.
Giai đoạn 2: Sau khi đã lấy đủ số lượng cần của giai đoạn 1 thì tiến hành quá trình thử việc ở giai đoạn 2. Mục đích của giai đoạn này là nhằm hướng dẫn các thí sinh về công việc cụ thể của công ty, từ đó chọn ra những người thật sự có khả năng và giúp các thí sinh có các kiến thức thực tế về công việc của mình.
Kết thúc giai đoạn 2 thì tiến hành lựa chọn lại một lần nữa. •Nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư trong công ty.
Để nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư, thì công ty:
-Phối hợp với các trường đại học, trong và ngoài nước mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn ngắn hạn, khoảng 6 tháng 1 lần
-Thường xuyên mở các lớp giới thiệu về những công nghệ tiến tiến hiện đại có liên quan đến công việc của công ty.
-Khuyến khích và có hình thức đãi ngộ với những nhân viên tham gia các lớp văn băng II, lớp cao học ngoài giờ.
-Cử những cá nhân suất sắc đi học, nghiên cứu ở nước ngoài.
-Mở các diễn đàn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa những kỹ sư trẻ và những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
•Nâng cao nhận thức về chất lượng cho cán bộ công nhân viên.
Tuy công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được một thời gian khá dài, nhưng nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên còn rất hạn chế. Nhất là các kỹ sư thiết kế, họ chưa ý thức được việc áp dụng hệ thống quản lý vào công việc thiết kế sẽ đem lại lợi ích như thế nào. Vì vậy cần đạo tạo cho họ kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng, về cách khắc phục phòng ngừa
Hình thức đào tạo: Đào tạo định kỳ 6 tháng một lần, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 ngày.
-Đào tạo tại chỗ do người phụ trách chất lượng của công ty hoặc một người có kinh nghiêm, hoặc thuê chuyên gia đạo tạo chất lượng tại công ty. Việc đào tạo tại chỗ sẽ giúp các học viên có thể vừa học vừa làm và vận dụng lý thuyết vừa học vào thực tế.
-Kết hợp với các trường đào tạo chất lượng, tiến hành đào tạo họ tại trường. Hình thức này có thể kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, họ học lý thuyết tại trường và về thực hành tại công ty.
-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng.
Điều kiện thực hiện:
-Công ty cần lập kế hoạch cụ thể trên cơ sỏ đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo và tuyển dụng.
-Đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi thành viên trong công ty. -Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học
-Công khai lý do cử cán bộ nhân viên này đi học, nghiên cứu
-Các học viên được cử đi học phải có tinh thần ham học hỏi, năng động tìm kiếm những kiến thức mới để sau khoá học có thể đảm nhiệm tốt hơn công việc của mình.
Với những giải pháp trên, hy vọng số lượng kỹ sư thiết kế trong công ty có thể tăng hơn cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức của các cán bộ chất lượng và những thành viên khác trong công ty sẽ được nâng cao. Trình độ chuyên môn của các kỹ sư thiết kế được nâng cao, từ đó giảm thiểu những sai sót, nâng cao tính khả thi, đúng đắn, chính xác và đảm bảo đúng tiến độ của dự án.