Tình hình bảo toànvà phát triển vốn cố định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco (Trang 46 - 47)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦAXÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VINAFCO.

2.2.3.Tình hình bảo toànvà phát triển vốn cố định

b. Những khó khăn chủ yếu:

2.2.3.Tình hình bảo toànvà phát triển vốn cố định

Trước sự biến động thường xuyên của thị trường và trình độ quản lý sẽ làm phát sinh khoảng cách giữa lượng vốn cố định hiện có của xí nghiệp và lượng vốn cố định cần có trong tương lai đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh , từ đó dẫn đến việc xí nghiệp phải vừa bảo toàn vốn và vừa phát triển vốn. Trên nguyên tắc đúng đó xí nghiệp đã có những kết quả bảo toàn và phát triển vốn thể hiện ở biểu sau.

Biểu : Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ ở Xí nghiệp vận tải biển

Vinafco trong năm 2001.

Chỉ tiêu Tổng số Trong đó

Ngân sách Bổ sung v ay

- Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm 1.377.158 396.882 980.276 - Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm 1.512.920 516.468 996.452 - Số VCĐ thực tế đã bảo toàn 1.482.786 520.460 962.326 - Chênh lệch số vốn đã bảo toàn với

số vốn phải bảo toàn

- 30.134 +3992 -34.126

Số liệu biểu trên cho ta thấy năm 2001, xí nghiệp chưa thực hiện được bảo toàn vốn cố định. Theo kế hoạch tính toán, số VCĐ cần bảo toàn đến cuối năm là 1.512.920 triệu VNĐ trong khi đó xí nghiệp mới thực hiện bảo toàn VCĐ là1.482.786 triệu VNĐ, như vậy mức bảo toàn thiếu là 30.134 triệu VNĐ, trong đó vốn NSNN đã bảo toàn lớn hơn số phải bảo toàn là 3992 triệu VNĐ, phần vốn bổ sung và vốn vay bảo toàn thiếu 34.126 triệu VNĐ.

Khuyết điểm này thuộc về nhiều nguyên nhân, có thể là do việc công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp chưa được tốt, do việc mua bán TSCĐ trong năm qua

của xí nghiệp, nhưng có lẽ đáng chú ý hơn là do tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh hiện nay khá phổ biến , thêm nữa là những khó khăn của nền kinh tế khu vực và thế giới làm cho việc vay nợ trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, nợ nần dây dưa làm cho các doanh nghiệp trong mặc dù thiếu vốn, nhưng vốn vẫn bị ứ đọng. Thực tế này làm cho vốn sau khi thu hồi không còn đảm bảo sức mạnh ban đầu của đồng vốn. Như vậy đồng vốn chưa được bảo toàn của xí nghiệp đã một mặt phản ánh được lợi nhuận tăng lên đó là chưa đúng thực chất bởi vì nếu tính theo vốn cố định được bảo toàn thì lợi nhuận thực tế sẽ giảm xuống.

2.3.Tình hình quản lý vốn lưu động

Quản lý vốn lưu động cũng có nghĩa là quản lý bộ phận thứ hai của vốn và cũng có vai trò quan trọng không kém gì vốn cố định. VLĐ chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông được sử dụng vào quá trình tái sản xuất . Do vậy để nghiên cứu tình hình quản lý vốn lưu động ta cần nghiên cứu các mặt sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco (Trang 46 - 47)