- Số lượng, qui mô các KCN: Tính đếnnay Hà Nội đã hình thành 6 KCN tập trung với tổng diện tích qui hoạch là 974,64 ha, trong đó có 260 ha đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
Cho đến nay đã hình thành 12 khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố với tổng diện tích qui hoạch là 733,4 ha.
- Phân cấp đầu tư mạnh tới quận (huyện) chính quyền tổ chức giải phóng mặt bằng, cơ chế đền bù linh hoạt.
- Thủ tục giao đất (cho thuê đất) nhanh gọn, các doanh nghiệp (các nhà đầu tư) không phải làm các thủ tục về xin thuê đất mà do các Ban quản lý dự án thực hiện.
- Thời gian thuê đất dài, tạo điều kiện cơ bản để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển lâu dài.
- Với các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ: Đảng bộ và chính quyền thành phố có nhiều chính sách hỗ trợ rõ ràng hơn đối với các Nhà đầu tư. Việc xây dựng hạ tàng kỹ thuật ngoài hàng rào hỗ trợ 30% kinh phí giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng và cấp điện, nước tới các doanh nghiệp. Mặt khác thành phố không có chủ trương kinh doanh hạ tầng các khu (cụm) công nghiệp, do đó dẫn đến suất đầu tư có kinh phí thấp
Kết quả thu hút đầu tư: trong những năm qua tình hình đầu tư nước ngoài vào các KCN của Hà Nội tương đối ổn định và phát triển; đồng thời các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhro phát triển nhanh chóng thu hút mạnh các dự án đầu tư trong nước. Nhìn chung, tốc độ thu hút đầu tư vào các KCN tập trung, khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đạt kết quả cao so với nhiều KCN ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Các KNC nhanh chóng được lấp đầy. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN tập trung là khoảng 78% (tính trên diện tích đất có thẻ cho thuê), các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư.
- Sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN vẫn ổn định và có tăng trưởng khá, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của thủ đô
- Nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong các KCN là tương đối lớn.